Những điều cần biết khi trẻ bị thấp khớp cấp

trẻ bị thấp khớp cấp

Bệnh thấp khớp cấp sinh ra là do phản ứng dị ứng đối với vi khuẩn chuỗi cầu streptococcus. Thấp khớp cấp có thể có những hậu quả nghiêm trọng. Chữa trị càng sớm thì càng ít có nguy cơ bị bệnh tim sau này.

Thấp khớp cấp là một bệnh hiếm, có đặc điểm là viêm các khớp xương và tim. Bệnh này sinh ra là do phản ứng dị ứng đối với vi khuẩn chuỗi cầu streptococcus, sống trong họng, nơi đó chúng gây ra những tình trạng nhiễm trùng như viêm amidan. Thấp khớp cấp thường bắt đầu trong một hay hai tuần bị nhiễm trùng họng hay tai (ví dụ, viêm tai giữa) và sinh ra những triệu chứng khó ở tổng quát, kèm với sốt và đau các khớp.

Trong một số trường hợp có thể có nổi ban đỏ từng mảng, bao quanh trên thân và chân tay. Hiện nay, bệnh thấp khớp cấp ít gặp hơn trước vì người ta thường chữa trị sớm bằng kháng sinh những bệnh nhiễm trùng do chuỗi cầu streptococcos.

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ có nghiêm trọng không?

Bệnh thấp khớp có thể có những hậu quả nghiêm trọng. Chữa trị càng sớm thì càng ít có nguy cơ bị bệnh tim sau này.

Triệu chứng thấp khớp cấp ở trẻ em có thể gặp

  • Sốt.
  • Các khớp sưng đau.
  • Nổi ban đỏ, bao quanh, từng mảng trên thân và chân, tay.
  • Đau ngực.
  • Uể oải.
  • Chán ăn.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị thấp khớp cấp?

  1. Nếu mới gần đây, bé bị viêm amidan hay nhiễm trùng tai và kêu đau khớp thì đáng lý ra cháu phải khỏe hơn, bạn hãy kiểm tra xem cháu có sốt không.
  2. Nắn xem có sưng và xem đụng tới có đau không, bằng cách ấn vào đúng ngay khớp và xung quanh khớp, ở các khớp chính yếu.
  3. Tìm xem có thấy nổi ban bọc quanh thân và chân tay bé.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ bị thấp khớp cấp?

Hãy đi khám bác sỹ ngay nếu bạn nghi ngờ là thấp khớp cấp.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị thấp khớp cấp?

  • Bác sỹ sẽ cho bé nhập viện để nằm nghỉ ngơi và chữa trị bằng thuốc.
  • Sau khi đã hồi phục, người ta sẽ cho bé chích penicillin trong nhiều năm để ngăn ngừa bệnh thấp khớp cấp tái phát.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!