Những điều cần biết khi trẻ bị thiếu kích thích tố tăng trưởng

trẻ chậm tăng trưởng

Tuyến yên là nơi sản xuất kích thích tố tăng trưởng giúp bé phát triển tốt về mặt tầm vóc. Tuy nhiên, ở một số trẻ việc sản xuất kích thích tố lại không được bình thường dẫn tới sự còi cọc ở trẻ.

Kích thích tố tăng trường như tên hàm ý, bảo đảm sự phát triển về tầm vóc cơ thể tiến triển bình thường.

Ở một số rất ít trẻ em, tuyến yên trong não, là nơi thường sản xuất ra kích thích tố tăng trưởng, đã không tiết ra đủ chất này và tình huống này dẫn tới tăng trưởng còi cọc. Tình trạng thiểu năng này do một cái u trong tuyến yên gây nên.

Nhiều khi người ta phát hiện ra tình trạng thiếu kích thích tố tăng trưởng nhờ những cuộc kiểm tra sức khỏe trẻ em định kỳ khi chấm số cân và số chiều cao bé lên biểu đồ để xem bé có nằm trong giới hạn bình thường so với lứa tuổi của mình không. Nếu cháu nhỏ con so với tuổi của mình, người ta có thể thực hiện một loạt xét nghiệm để có được một sự đánh giá lâm sàng đầy đủ.

Phần nhiều các cuộc thử nghiệm này gồm luôn cả thời gian nằm viện để một chuyên gia về kích thích tố – một nhà chuyên môn về nội tiết – nắm được tình hình hoạt động kích thích tố đầy đủ trong cơ thể con bạn. Một loạt mẫu máu được sử dụng để xác định sự tăng tiết hormone trong cơ thể để đáp ứng lại yếu tố kích thích, như tập thể dục hoặc một chất thuốc thử chẳng hạn.

Ở trẻ bình thường, loại yếu tố kích thích này sẽ làm cho tuyến yên sản xuất và phóng thích ra kích thích tố tăng trưởng.

Triệu chứng của chứng thiếu kích thích tố tăng trưởng ở trẻ em

  • Tầm vóc nhỏ bé một cách khác thường.
  • Nhịp độ tăng trưởng chậm.

Bạn phải làm gì khi trẻ thiếu kích thích tố tăng trường?

Việc chữa trị chứng thiếu kích thích tố tăng trưởng thường phức tạp và phép trị liệu thay thế cũng dễ kiểm tra và cho kết quả tốt.

Người ta có thể chích bắp thịt nhiều mũi hormone hai hay ba lần mỗi tuần. Sự đáp ứng tối đa về mặt tăng trưởng diễn ra trong năm đầu điều trị. Nhịp độ tăng trưởng của bé có thể mau lẹ gấp đôi so với dự kiến với tuổi đời bởi lẽ cháu đuổi cho kịp thời gian đã mất. Việc chữa trị thường tiếp theo cho tới khi bé tới được tuổi thiếu niên. Trong những trường hợp hiếm gặp chứng thiểu năng do một u tuyến yên gây nên, người ta sẽ lấy khối u đi bằng phẫu thuật hoặc bằng liệu pháp phóng xạ.

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!