Những điều cần biết khi trẻ bị thoát vị

trẻ mắc chứng thoát vị

Chứng thoát vị sinh ra khi có một khuyết điểm nhỏ ở cơ bắp thành bụng cho mô mềm lồi ra qua nơi đó. Thoáy vị có nguy hiểm không và điều trị bằng cách nào?

Chứng thoát vị sinh ra khi có một khuyết điểm nhỏ ở cơ bắp thành bụng cho mô mềm lồi ra qua nơi đó. Chứng này trông như một điểm hơi phình lên trên da và người ta có thể trông thấy nó rõ hơn nếu bé ho hay rặn. Chứng thoát vị thường gặp nhất ở trẻ em là “thoát vị rốn” (“rốn lồi”). Chứng này xuất hiện gần rốn và sỉnh ra vì có một nhược điểm ở thành bụng lúc mới đẻ. Chứng “thoát vị bẹn”, xuất hiện dưới thấp hơn ở bẹn, rất thường gặp ở các bé trai, nhược điểm này thường xuát hiện sau khi hai tinh hoàn đã di chuyển xuống bìu. Các chứng thoát vị rốn ít khi cần phải chữa trị, để tự nhiên cũng khỏi. Các chứng thoát vị bẹn, cũng có thể khỏi một cách tự nhiên. Tuy nhiên nếu có một phần ruột nhỏ bị kẹt trong túi thoát vị, tình trạng này phải được chỉnh lại bằng tiểu phẫu.

Triệu chứng của chứng thoát vị có thể gặp ở trẻ em

  • Nỗi khối phình không đau trên mặt da gần rốn hay ở bẹn; kích thước khối phình gia tăng khi đứa trẻ ho, hắt hơi hoặc khóc.
  • Nôn mửa với đau nhói nếu ruột kẹt vào đó.

Chứng thoát vị ở trẻ em có nghiêm trọng không?

Chứng thoát vị thường không nghiêm trọng, trừ phi ruột kẹt vào đó.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ mắc chứng thoát vị?

Hãy thử ấn cho thoát vị lọt vào. Đa số thoát vị chỉ ấn nhẹ cũng tụt trở lại vào phía trong cơ bắp thành bụng.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ mắc chứng thoát vị?

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn để ý thấy có một khối phình trên bụng bé trước khi bé được sáu tháng tuổi. Đi khám bác sĩ ngay nếu một điểm thoát vị trở nên cứng, ấn nhẹ không chịu vào và có kèm thêm đau bụng và nôn mửa.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ mắc chứng thoát vị?

Nếu khối thoát vị cứng và không chịu thụt vào, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn tới một bác sĩ chuyên môn về nhi khoa và chắc chắn là phải chỉnh lại bằng phẫu thuật. Phẫu thuật để sửa lại thoát vị đơn giản thôi. Nếu bé chưa được sáu tháng và bị thoát vị bẹn, bác sĩ có thể khuyên nên sửa lại bằng phẫu thuật để tránh cho ruột bị kẹt.

Giúp trẻ mắc chứng thoát vị bằng cách nào?

  • Một khi chứng thoát vị rốn còn đó, hãy kiểm tra định kỳ, ví dụ như vào lúc tắm chẳng hạn, để bảo đảm là nó không lớn lên, không hóa cứng và thụt vào ngay khi ấn nhẹ.
  • Hãy bàn với bác sĩ về những điều cần làm trong tương lai và quyết định cùng với bác sĩ xem có nên để cho chứng thoát vị tự nhiên mà khỏi hay cần chỉnh bằng tiểu phẫu.
  • Đưa bé đi khám kiểm tra đều đặn, như đã quyết tâm cùng bác sĩ.

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!