Những điều cần biết khi trẻ bị tiêu chảy mỡ

trẻ bị tiêu chảy mỡ

Bệnh tiêu chảy mỡ, hay mẫn cảm với chất gluten, là hậu quả của một phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc lót ruột non khi ruột tiếp xúc với gluten. Tiêu chảy mỡ là bệnh nghiêm trọng nếu không được phát hiện, chữa trị, nó có thể làm bé còi cọc vĩnh viễn.

Bệnh tiêu chảy mỡ, hay mẫn cảm với chất gluten, là hậu quả của một phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc lót ruột non khi ruột tiếp xúc với gluten (người ta thấy có gluten trong ngũ cốc và các loại hạt, do đó khó mà tránh được gluten trong một chế độ ăn bình thường). Niêm mạc ruột trở nên trơn, ngăn không cho các dưỡng chất được hấp thụ và chuyển hóa một cách thích nghi. Đứa trẻ không lớn nổi vì các chất đạm, calorie, vitamin và khoáng chất bổ dưỡng đi ra khỏi cơ thể theo phân. Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy mỡ thường xuất hiện một vài tuần sau khi ngũ cốc được đưa vào chế độ ăn. Vì những khiếm khuyết trong chế độ ăn, đứa trẻ có thể có vẻ khổ sở và hay khóc nhè.

Nếu không chẩn đoán ra bệnh và không chữa trị bằng cách thay đổi chế độ ăn, bệnh tiêu chảy mỡ có thể dẫn tới sình bụng (vì bụng đầy hơi) và chân tay như que tăm. Đặc biệt là mông trở nên lép xẹp, teo đi và nhăn nheo.

Triệu chứng bệnh tiêu chảy mỡ ở trẻ em có thể gặp

  • Đi đại tiện nhiều lần ra phân đống lớn, màu lợt, mùi thối, khó dội nước tống đi vì đầy chất béo.
  • Biếng ăn.
  • Không tăng trưởng.
  • Bụng căng vì đầy hơi.
  • Chân tay như que tăm.
  • Dễ khóc nhè và ngủ lịm.
  • Mông nhăn nheo lép xẹp.

Bệnh tiêu chảy mỡ ở trẻ em có nghiêm trọng không?

Tiêu chảy mỡ là bệnh nghiêm trọng nếu không được phát hiện, chữa trị, nó có thể làm bé còi cọc vĩnh viễn.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị tiêu chảy mỡ?

  1. Nếu em bé của bạn vừa chuyển sang chế độ ăn dặm thêm ngũ cốc và phân của cháu trở nên thối và đi nhiều lần, bạn hãy thử dội nước tống đi trong cầu tiêu để xem phân có nổi lên không.
  2. Đừng cho bé ăn kiêng theo chế độ không có gluten mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Bạn có thể giảm lượng chất đạm cháu đang ăn một cách không cần thiết và tạo ra nhiều vấn đề vì đã kiêng cữ không có bác sĩ kiểm soát.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị tiêu chảy mỡ?

Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bé không tăng cân và đi cầu nhiều lần ra phân thối.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị tiêu chảy mỡ?

  • Để kiểm tra xem có bị bệnh tiêu chảy mỡ không, bác sĩ sẽ sắp xếp cho bé đi xét nghiệm máu và phân. Nếu kết quả cho thấy nhiều phần là cháu bị bệnh này, chắc hẳn là bé sẽ được nhập viện để làm một sinh thiết (người ta gây tê lấy một mẩu ruột non nhỏ xíu để thử nghiệm).
  • Một khi chẩn đoán bệnh đã được xác nhận, bé sẽ cần ăn theo một chế độ ăn không có gluten. Bác sỹ sẽ giới thiệu bạn tới gặp một chuyên gia về phép tiết thực để được tham vấn về những loại thức ăn mà bé phải ăn. Một khi đã bắt đầu ăn theo phép tiết thực, kết quả thật đáng ngạc nhiên. Chỉ vài ngày thôi là thấy bệnh tình bé khá hơn, ăn ngon miệng hơn và đi cầu trở lại bình thường.

Giúp trẻ bị tiêu chảy mỡ bằng cách nào?

  • Cách tốt nhất để tiếp cận phép tiết thực đặc biệt này là thực hiện những món không có gluten cho cả gia đình để cho bé không cảm thấy khác biệt. Những loại bột đặc biệt không có gluten cũng dễ kiếm và một số ngũ cốc – ví dụ như bắp, gạo và lúa mạch – không hàm chứa gluten. Trên thị trường cũng có một số cách dạy nấu ăn hướng dẫn chế biến những món ăn không có gluten.
  • Với sự giúp đỡ của một bệnh viện về phép tiết thực, bạn hãy làm quen với những thức ăn phải kiêng; kem không làm bằng sữa bò, món ngũ cốc hạt dẻ (muesli), bột ca cao và mù tạt chẳng hạn, hết thảy đều có gluten.
  • Khi mua những món ăn chế biến sẵn, bạn hãy đọc kỹ giấy nhãn bên ngoài để chắc chắn là món đó không gồm có thành phần nào chứa gluten.
  • Khi bé lớn lên, bạn sẽ phải nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cảnh giác đối với mọi món ăn mà bạn không tự tay sửa soạn hoặc không kiểm tra được hàm lượng gluten. Các bữa ăn trưa ở trường, các món ăn trong những bữa tiệc hay ở nhà hàng sẽ thành vấn đề, tuy nhiên biết lên kế hoạch, bạn sẽ có thể tránh cho bé khỏi cảm thấy mình bất thường.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!