Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn clostridium tetani gây nên. Bệnh uốn ván rất nghiêm trọng. Đôi khi các cơ bắp bị co cứng lại và dù được chăm sóc đặc biệt hiện tượng này có thể dẫn tới tử vong. Vậy cha mẹ cần xử trí thế nào khi bé bị nhiễm uốn ván?
Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng do vi khuẩn clostridium tetani gây nên. Vi khuẩn này thường thấy trong đất cát nông trại và vườn, kim khí sét gỉ và thường xâm nhập cơ thể qua một vết đứt da có thể do bất cứ cái gì gây nên từ gai hoa hồng cho đến một miếng kim khí sắc bén. Con vi khuẩn, sinh sống trong môi trường nghèo oxy do vết đứt đâm sâu vào da tạo nên, sản xuất một chất độc gọi là độc tố khiến cho các cơ bắp của cơ thể co lại (một động tác co không kiểm soát được). Các cơ bắp ở quai hàm bị ảnh hưởng trước tiên, do đó người ta còn đặt cho căn bệnh cái tên thường gọi là bệnh “cứng hàm”. Hiện tượng này tiếp theo bằng tình trạng co cứng của cơ bắp trên toàn thân còn lại. Các triệu chứng này của bệnh uốn ván có thể xảy ra từ một tuần đến vài tháng sau khi bị thương tích.
Uốn ván hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bé đã được chích một loạt mũi chích trong vòng năm năm đầu, cứ năm năm lại chích lại một lần. Vì có chương trình này, bệnh uốn ván rất hiếm gặp hiện nay (ở bên Anh).
Triệu chứng bệnh uốn ván có thể gặp ở trẻ em
- Cơ bắp cứng và gồng, thoạt tiên xung quanh hàm và miệng.
- Đau họng.
- Khó nuốt hay khó thở.
Bệnh uốn ván ở trẻ có nghiêm trọng không?
Bệnh uốn ván rất nghiêm trọng. Đôi khi các cơ bắp bị co cứng lại và dù được chăm sóc đặc biệt hiện tượng này có thể dẫn tới tử vong.
Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị uốn ván?
- Luôn luôn khám xem bất cứ vết thương nào bé bị phải, xem vết đó có sâu và dơ bẩn không. Hãy rửa sạch kỹ càng vết thương bằng một dung dịch sát trùng hay xà bông với nước, rửa đi đất cát ở chỗ nào mà bạn có thể làm được.
- Hãy đưa bé đi bác sỹ hay tới phòng cấp cứu nào gần nhất để được chích một mũi chích nhắc uốn ván, nếu mũi chích cuối cùng mà bé nhận được đã hơn sáu tháng rồi.
- Nếu bé kêu là bị cứng cơ bắp, đặc biệt là ở hàm và cổ, hãy đưa ngay đi bác sỹ.
Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị uốn ván?
Hãy đi khám bác sĩ ngay hoặc đưa cháu tới phòng cấp cứu nào gần nhất nếu bé bị một vết đứt da sâu do một vật bắt nguồn từ một chỗ có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn, nếu sáu tháng đã qua rồi kể từ mũi chích ngừa uốn ván cuối, hoặc nếu bé phát sinh những triệu chứng uốn ván.
Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị uốn ván?
Bác sĩ sẽ rửa sạch vết thương sâu hay dơ bẩn và chích cho bé một mũi chích nhắc, nếu cháu đã được chích ngừa uốn ván rồi. Nếu bé chưa được miễn dịch, người ta sẽ chích cho bé một mũi globulin chống uốn ván để đem lại cho bé một sự bảo vệ ngay tức khắc chống lại độc tố.
Nếu bệnh uốn ván phát sinh ra, việc chữa trị bao gồm một đợt thuốc kháng sinh và việc điều dưỡng trong điều kiện chăm sóc đặc biệt. Chức năng hô hấp của trẻ được hỗ trợ bằng một máy thở trong suốt thời gian căn bệnh qua khỏi, có thể là vài tuần.
Giúp trẻ bị uốn ván bằng cách nào?
Mọi em bé đều phải được chích một đợt ba mũi ngừa uốn ván (thường là một phần của vắc xin ngừa “ba bệnh”, DPT) trong năm đầu. Chích như vậy đem lại tính miễn dịch tốt chống lại độc tố. Cứ mỗi năm năm một lần, cần phải chích nhắc, để duy trì được tính miễn dịch.
Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.