Những điều cần biết khi trẻ mắc chứng tíc (máy cơ)

trẻ mắc chứng tíc, máy cơ

Tic hay tật máy cơ ở trẻ là một cử động nhanh có tính thường xuyên rở trên cơ thể hay trên mặt có khả năng trở thành một kiểu cách. Tic không phải bệnh nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho bé.

Tic hay tật máy cơ ở trẻ em là một cử động giật nhanh có tính thường xuyên ở trên cơ thể hay trên mặt có khả năng trở thành một kiểu cách. Tật này không phải do đau dây thần kinh sinh ra như chứng máy cơ gặp ở người lớn tuổi.

Các tật máy cơ thường gặp nhất ở trẻ em là một cử động hơi nhếch mắt hay mép, chun chun mũi, hay nháy nháy mắt. Những thói khác gồm có cử chỉ hất tóc khỏi xòa trán, ngón tay xoắn tóc, tằng hắng và khịt mũi: ngay cả cử chỉ đập đầu cũng có thể coi là một tic.

Những tật máy cơ đủ loại thường có tính chất tạm thời và chúng hay xuất hiện khi một đứa trẻ bị căng thẳng hay mệt mỏi và biến mất khi trẻ ổn định bình thường trở lại.

Ở trẻ nhỏ, một số tật máy cơ là thông thường và không phải là dấu hiệu của một vấn đề nào cả.

Triệu chứng của chứng tíc (máy cơ) ở trẻ em

Có những cử động giật nhanh chóng xuyên ở một phần mặt hay cơ thể.

Chứng tíc (máy cơ) có nghiêm trọng không?

Một tật máy cơ không có gì là nghiêm trọng, mặc dù nó có thể làm cho bạn bực mình.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ mắc chứng tíc (máy cơ)?

Bạn chớ nên phản ứng quá đáng đối với một tật máy cơ; bạn có thể làm cho bé thêm lo âu và khiến cho tất máy cơ tệ hơn nữa. Bạn nên bình tĩnh lại và cứ làm như không để ý thấy gì, ngay dù tật này có thể làm cho bạn bực mình.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ mắc chứng tíc (máy cơ)?

Trừ phi tật máy cơ gây cản trở cho đời sống hàng ngày, hoặc nó trở thành một vấn đề ở trường, bạn thực sự không cần phải đi khám bác sĩ.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ mắc chứng tíc (máy cơ)?

Bác sĩ sẽ trấn an bạn là không có vấn đề gì về lâu dài.

Giúp trẻ mắc chứng tíc (máy cơ) bằng cách nào?

  • Một tật máy cơ gần như bao giờ cũng tệ hơn, khi một đứa trẻ mệt mỏi, do đó bạn hãy bảo đảm cho bé được nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Bạn hãy tập kiềm chế bực tức của mình để cho bé đừng bị căng thẳng thêm.
  • Nếu bé hay đập đầu, bạn hãy cẩn thận đừng bỏ bé một mình khiến bé đâm chán. Hãy đặt những tấm nệm độn quanh giường bé để bé không tự làm mình đau được.

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!