Những điều cần biết về chứng tinh hồng nhiệt ở trẻ em

trẻ bị tinh hồng nhiệt

Bệnh Tinh hồng nhiệt là một trong những bệnh nhiễm trùng trẻ em ít gặp nhất, mặc dù bệnh này do một vi khuẩn phổ biến gây nên, chuỗi cầu streptococcus. Tuy hiếm gặp nhưng nếu chữa trị chậm không dứt điểm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh Tinh hồng nhiệt là một trong những bệnh nhiễm trùng trẻ em ít gặp nhất, mặc dù bệnh này do một vi khuẩn phổ biến gây nên, chuỗi cầu streptococcus (cũng chính vi khuẩn này gây nên viêm amidan). Bệnh Tinh hồng nhiệt cũng giống như viêm amidan, chỉ khác có một điều là nó sinh ra nổi ban cũng như làm cho đau họng. Thời gian ủ bệnh từ một đến năm ngày, sau đó các triệu chứng mới tự động xuất hiện. Sau ba ngày đau họng, sưng amidan thì sốt, nôn mửa và có thể đau bụng vì có hạch sưng gần ruột, nổi ban những đốm nhỏ hòa nhập với nhau, xuất hiện ở ngực và cổ, rồi sau đó lan ra toàn thân. Chứng ban này có thể ngứa nhưng có nét dễ phân biệt là nó không bao giờ mọc ở vùng xung quanh miệng.

Lưỡi cũng có thể đỏ và có gai mọc dài, chứng ban lặn đi sau năm ngày, tuy nhiên da tiếp tục tróc tới hai tuần sau.

Chứng tinh hồng nhiệt có nghiêm trọng không?

Bệnh Tinh hồng nhiệt ít khi nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bé nhạy cảm với con vi khuẩn, bệnh nhiễm trùng này có thể gây nên tình trạng sưng tấy thận (viêm thận) hoặc các khớp và tim (thấp khớp cấp). Tuy nhiên, các biến chứng này hiếm gặp.

Triệu chứng của chứng tinh hồng nhiệt ở trẻ em

  • Đau họng.
  • Amidan sưng.
  • Sốt tới 40oC.
  • Nôn mửa.
  • Đau bụng.
  • Nổi ban những đốm nhỏ, khởi sự ở ngực và cổ, rồi hòa nhập với nhau, trên toàn thân, ngoại trừ ở vùng xung quanh miệng.
  • Có những mảng màu dâu đỏ, trên lưỡi có gai mọc dài.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ mắc chứng tinh hồng nhiệt?

  1. Kiểm tra họng bé xem amidan có đỏ và sưng không, kiểm tra xem lưỡi bé có mọc gai dài với những mảng đỏ tươi không.
  2. Kiểm tra thân nhiệt bé xem bé có sốt không. Nếu bé sốt, hãy cho bé nằm nghỉ và cố làm hạ nhiệt bằng cách lau mình bằng nước ấm.
  3. Năng cho bé uống nước mát cũng như cho bé uống thuốc paracetamol nước để cho họng bớt đau nếu bé đau họng.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ mắc chứng tinh hồng nhiệt?

Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ là bệnh tinh hồng nhiệt.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ mắc chứng tinh hồng nhiệt?

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh hay sulfamid để giảm thiểu độ trầm trọng của căn bệnh và để đề phòng biến chứng. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về các biến chứng có thể gặp tiếp theo sau một bệnh nhiễm trùng chuỗi cầu, để lỡ khi có một số biến chứng nào đó xảy tới sau khi bé đã khỏi bệnh, bạn có thể đi khám bác sĩ ngay.

Giúp trẻ mắc chứng tinh hồng nhiệt bằng cách nào?

  • Thường thì không cần phải nằm nghỉ, tuy nhiên bạn nên giữ cho bé được ấm và yên tĩnh.
  • Phần nhiều thì bệnh tinh hồng nhiệt không phải là một bệnh trầm trọng và bé sẽ đủ khỏe để đi học trở lại sau bảy ngày phát ra các triệu chứng bệnh.
  • Hãy cho cháu uống nhiều nước, nếu cháu không thấy đói, hoặc nếu cháu bị đau họng khiến cho nuốt đau.
  • Hãy cho cháu ăn lỏng, nếu ăn lỏng làm cho cháu dễ nuốt hơn.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!