Kiến ba khoang là gì ?
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis (tên tiếng Anh là rove beetles),thuộc giống Paederus (có 622 loài), thuộc Họ Staphilinidae (Cánh cụt), Bộ Colleoptera (Cánh cứng).
Hình thái của kiến ba khoang:
Kiến ba khoang là loài côn trùng có thân hình thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 0,7 – 1cm, ngang 2 – 5mm), có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi, bay và chạy rất nhanh; về màu sắc, đôi khi có màu cam tối hay sậm màu, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra). Một đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng. Đầu nhỏ có hai râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước. Có một cái đầu đen, sau bụng và elytra (cấu trúc này bao gồm các cánh và 3 phân đoạn bụng đầu tiên), và một phần ngực màu đỏ và phía trước bụng trong một xen kẽ màu đen – đỏ – đen – đỏ – đen, tương ứng với đầu – ngực – elytra – trước bụng – sau bụng và nó có thể bay được.
Chu kỳ phát triển của kiến ba khoang ?
Trứng thường được đẻ riêng rẽ vào các đường nứt trên bề mặt đất. Con cái đẻ khoảng 18 – 100 trứng, bắt đầu đẻ trứng từ cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 đến tháng 7. Sau 3 – 19 ngày trứng nở thành ấu trùng. Giai đoạn ấu trùng chia thành hai giai đoạn, giai đoạn một từ 4 ngày đầu đến ngày thứ 22, giai đoạn hai ngày thứ 7 đến ngày 36. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 3 đến 12 ngày. Tổng số ngày hoàn thành vòng đời khoảng từ 22 đến 50 ngày, trung bình là 32,5 ngày [4].
Con trưởng thành và ấu trùng ăn các loài côn trùng nhỏ hơn và tuyến trùng (nematodes) trong đất, rau trong tự nhiên. Trứng và ấu trùng cũng bị tấn công bởi các loại côn trùng khác và nhện.
Vì sao lại gọi nó là kiến ba khoang ?
Thực ra nó không phải là con kiến nhưng vì hình dạng giống như kiến nên người ta thường gọi nó là kiến, thực ra nó là côn trùng bọ cánh cứng, nó bò rất nhanh; là loài côn trùng có thân mình thon dài, hai màu đen và vàng cam xen kẽ tạo thành khoang vì vậy chúng thường được với cái tên quen thuộc là kiến ba khoang.
Nó có rất nhiều tên gọi khác nhau như kiến khoang, kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, cằm cặp, kiến cong đít…
Kiến ba khoang thường sống ở đâu ?
Chúng sống ở các vùng đất ẩm ướt như ven các bờ ruộng, quanh gốc rạ, nơi có cỏ mục, gần vùn nước, ruộng rau, vườn tược, trong những công trình đang xây dựng…
Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng và cỏ bị tiêu huỷ.
Kiến ba khoang là người bạn tốt cho bà con nông dân, vì nó chính là loài côn trùng thiên địch tốt nhất trên đồng ruộng, chuyên ăn các loại rầy nâu gây hại cho hoa màu, chính vì vậy kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều hơn khi mùa gặt xong. Nhưng do nạn khai thác rừng bừa bãi, sử dụng thuốc trừ sâu, các công trình thuỷ điện, đô thị hoá… đã khiến cho hệ sinh thái mất cân bằng ngày càng trầm trọng khiến chúng không còn nơi trú ngụ vì vậy thời gian gần đây chúng ta thường thấy sự xuất hiện của chúng ở khu dân cư, các toà nhà cao tầng.. mà trước đây không hề có.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây kiến ba khoang thường xuất hiện ở các khu vực dân cư gần với cánh đồng như: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh… chúng thường xuất hiện vào mùa thu, thời gian vào dịp thu hoạch lúa với mật độ nhiều hơn so với các tháng trong năm. Đặc biệt tháng 4, tháng 5, tháng 9, tháng 10 nhiều vụ kiến ba khoang xâm nhập nơi ở của người dân và gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho họ.
Tại sao kiến ba khoang bay vào nhà và gây ra bệnh viêm da tiếp xúc ?
Chúng xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và rất thích ánh sáng đèn ban đêm đặc biệt là ánh đèn nê-ông vì thế khi mà vùng thành phố và đô thị bật đèn lên vào buổi tối, nhất là sau những cơn mưa, nước ngập chúng không còn nơi cư trú, chúng sẽ bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu khăn mặt, giường chiếu, chăn màn, quần áo hay trên người chúng ta..
Thường thì khi thấy có con gì đậu trên người chúng ta thường có phản xạ đập để giết chúng, khi đó chúng sẽ tiết ra chất độc pederin (C24H43O9N)- một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da. Bệnh chủ yếu do con kiến ba khoang này gây ra đó là viêm da tiếp xúc do pederin gây ra, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả. Tổn thương tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu trẻ ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.
Độc tính của kiến ba khoang như thế nào ?
Chúng ta cứ nghĩ rằng kiến ba khoang đốt nhưng thực ra không phải, con kiến khoang trong cơ thể nó có 1 chất tiết dịch đó là chất pederin – chất rất độc. Theo nghiên cứu thì độc tính của pederin gấp 10-15 lần nọc độc rắn hổ mang và độ gây bỏng của nó gấp 100-150 lần acid sufuric đậm đặc, đó là lí do vì sao nó tiếp xúc vào da nó có thể gây bỏng. Pederin có trong máu con vật, khi đã chết khô và để trong 8 năm độc tính vẫn tồn tại.
Xem thêm: