Những điều cần chú ý về cách nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tuần thứ 1

Sữa non rất đáng quý, không nên để lãng phí

Trước khi sinh, nhiều thai phụ đã tiết ra một ít sữa; sau khi sinh, lượng sữa này bắt đầu tăng lên, có màu vàng nhạt, dính, đó chính là sữa non. Sữa non có chứa một lượng chất globulin A, protein và carbohydrate… rất giàu giá trị dinh dưỡng, giúp bé lớn nhanh, ít bị bệnh, thực sự cần thiết cho trẻ sơ sinh. Có bà mẹ vì thấy màu sữa không sạch vì thế vắt bỏ đi, như vậy là không đúng. Sữa có màu hơi vàng, nhìn không sạch cho lắm vì trong sữa có chứa rất nhiều caroten, hoàn toàn yên tâm khi cho bé ăn.

Nếu bé không được bú sữa non, cũng không nên lấy làm tiếc, sữa mẹ sau này mặc dù giá trị dinh dưỡng không cao bằng sữa non, nhưng có thể đáp ứng được nhu cầu của bé. Ngoài ra có thể mua các loại sữa non nhập khẩu khác cho bé sử dụng.

Cố gắng cho bé bú sớm

Cố gắng cho bé bú sớm
Cố gắng cho bé bú sớm

Khả năng mút, nuốt của bé là bẩm sinh, có thể nói khi sinh ra bé đã biết bú, mút rồi. Nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt để rèn luyện khả năng mút, cũng như tạo tình cảm gắn bó mẹ con, tạo cảm giác an toàn và tính cách tốt cho bé.

Thông thường, sau khi sinh 20 đến 30 phút, nếu kiểm tra bé hoàn toàn khỏe mạnh, bác sỹ sẽ trao bé cho mẹ, lúc này có thể cho bé bú luôn. Vừa sinh xong nên mẹ khá mệt, để cho tư thế thoải mái nhất, mẹ nên nằm nghiêng, bé nằm bên và mút sữa mẹ. Nếu bé không mút, hãy dùng đầu vú chạm nhẹ vào miệng bé để bé há miệng ra. Nếu bé không mút được sữa, có thể do tuyến sữa bị tắc, cần dùng khăn bông chườm ấm hoặc tìm cách thông sữa.

Chú ý: Trước khi mẹ có sữa không nên cho trẻ sơ sinh uống các sản phẩm thay thế cho sữa.

Trước khi cho bé bú, không nên cho bé ăn bất cứ sản phẩm sữa nào

Trước đây, các bác sỹ cho rằng nếu sinh xong mà bé không được ăn ngay sẽ bị hạ đường huyết, ảnh hưởng đến sức khỏe, vì thế thường khuyên các mẹ cho bé uống một ít nước đường hoặc mật ong. Nhưng thực tế chứng minh, khi bé sinh ra đã có một trữ lượng lớn dinh dưỡng trong cơ thể, nên bé có khả năng chịu đói rất giỏi, có thể chờ đến lúc được mẹ cho bú. Nếu trước khi cho bé bú mà cho bé ăn sữa hoặc nước đường thay thế, bé sẽ thích nghi với chất này và sẽ giảm nhu cầu bú sữa mẹ, khiến mẹ gặp phiền phức trong việc cho con bú sau này.

Bé sơ sinh không biết bú, nên làm thế nào?

Có một số bé sơ sinh do sinh sớm hoặc hở hàm ếch, không thể mút sữa, có thể dùng thìa nhỏ và cốc nhỏ bón cho bé ăn. Nên dùng loại thìa mềm, tốt nhất là nhựa trong suốt, vì da môi, niêm mạc miệng của bé rất non nớt, chất liệu mềm mới tránh làm bé bị tổn thương. Nên chọn loại thìa nhỏ, độ rộng bằng một nửa độ rộng của khoang miệng.

Vắt sữa mẹ vào một cốc nhỏ (ngâm cách li bên ngoài bằng cốc nước nóng), sau đó bế bé vào lòng, dùng thìa nhỏ bón cho bé ăn. Nếu bé không biết mút, có thể đặt thìa vào trong miệng bé, để sữa chảy tự nhiên vào trong miệng bé.

Cố gắng cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá trong việc nuôi dưỡng bé, không có loại sữa nào phù hợp với cơ thể bé hơn là sữa mẹ, cho dù các loại sữa hiện nay đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé những vẫn không thể bằng, vì thế tốt nhất nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Một số bà mẹ luôn lo lắng bé yêu bú không no, thực ra điều này là không cần thiết. Dung lượng dạ dày của bé sơ sinh rất nhỏ, cho dù lượng sữa mẹ có ít thế nào, sau khi bé mút nhiều lần, cũng sẽ ăn no. Bé mút nhiều lần còn kích thích bầu vú, giúp sữa về nhiều hơn. Vì thế không nên vội vàng cho bé ăn sữa ngoài.

Khi bé bị đi ngoài hoặc tăng ít cân thì không nên đổ lỗi cho sữa mẹ. Bất cứ em bé nào cũng có vấn đề về ăn uống, nếu so sánh thì những em bé bú sữa mẹ sẽ ít gặp vấn đề trong ăn uống hơn những em bé dùng sữa ngoài. Chỉ có tin như vậy, mới có thể cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Bé cần ăn uống theo nhu cầu

Trước đây, mọi người cho rằng cần cho bé ăn uống đúng giờ ngay từ lúc mới sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dung lượng dạ dày và khả năng tiêu hóa ở mỗi đứa trẻ là khác nhau, vì thế cho ăn đúng giờ sẽ không phù hợp với đặc điểm phát triển của từng bé. Vì thế, cho ăn đúng nhu cầu mới phù hợp với đặc điểm cơ thể và quy luật phát triển của bé.

Cho ăn theo nhu cầu chính là đói thì cho ăn, không đói không cho ăn. Khi bé khóc, mẹ cho bú là ngừng khóc, chứng tỏ bé đói, muốn được ăn. Nếu cho bú mà bé không bú, chứng tỏ bé chưa đói, vậy không nên cho ăn. Có điều thời gian giữa hai lần bú không nên cách quá 4 tiếng, tránh bé bị hạ đường huyết.

Chọn loại sữa bột thích hợp khi nuôi bộ

Chọn loại sữa bột thích hợp khi nuôi bộ
Chọn loại sữa bột thích hợp khi nuôi bộ

Bé không thể nuôi bằng sữa mẹ cần ăn sữa bột, sữa bột hiện nay rất đa dạng và phong phú, các chất dinh dưỡng trong sữa bột gần bằng sữa mẹ, hơn nữa có thể mua theo độ tuổi. Khi chọn mua sữa bột, tốt nhất nên chọn hãng sữa uy tín, lâu năm, ổn định. Trong độ tuổi thích hợp của bé, có thể phán đoán chất lượng sữa qua cảm giác nhìn và sờ. Sữa bột tốt hạt mịn, đều, màu sắc vàng, cảm giác mịn trơn. Nếu nhanh vón cục, mùi lạ, thì nên bỏ.

Chỉ cần biết chọn loại sữa phù hợp và có cách chăm sóc thích hợp, bé không được bú sữa mẹ cũng có thể lớn lên khỏe mạnh.

Nên đến các đại lý hoặc siêu thị để mua sữa, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Phương pháp nuôi bé bằng sữa bột

Thời gian ăn: Bé sơ sinh thời kỳ đầu cứ khoảng 2,5 – 3 tiếng là cho ăn một lần; vài ngày sau có thể thời gian giãn cách dài hơn, chỉ cần không quá 4 tiếng là được, mỗi ngày ăn khoảng 6 đến 7 lần.

Lượng sữa cần cho ăn: sau khi sinh 1 đến 2 ngày, chỉ cho bé ăn 20 – 30ml/lần, vài ngày sau cho ăn 60ml/lần. Có những bé phàm ăn, có thể cho ăn 80ml/lần. Trong khi cho ăn cần quan sát, nếu pha 60ml mà vẫn còn thừa, lần sau nên giảm xuống, nếu bé ăn không đủ, lại có thể tăng lên 10 – 20ml.

Cách cho bé ăn đúng: Khi cho bé ăn, cần ôm bé, để cơ thể bé nghiêng một góc 30 độ so với bình sữa, bình sữa khi cho vào miệng bé tạo một góc 90 độ so mặt của bé, bé sẽ dễ mút, tránh để bé hít quá nhiều không khí vào bụng.

Phương pháp pha sữa

Đối với các loại sữa tốt, trên bao bì sẽ ghi rõ phương pháp và những điều cần chú ý, các bà mẹ có thể làm theo hướng dẫn trên đó. Không nên tùy tiện thay đổi tỉ lệ pha sữa, nếu quá loãng bé sẽ thiếu chất dinh dưỡng, nếu quá đặc bé sẽ khó tiêu hóa.

Ngoài ra, khi pha sữa xong, cần kiểm tra độ nóng rồi mới được cho bé mút, tránh làm bé bị bỏng.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!