Chăm sóc cơ thể bé từ 10-12 tháng tuổi

Giúp trẻ tập đi như thế nào?

Sau khi biết đứng, trẻ rất muốn học đi, trẻ sẽ dựa vào các thành ghế, thành giường, nắm tay bố mẹ để học bước đi. Bố mẹ cần đứng đối diện với trẻ, cầm hai cánh tay trẻ, bước chầm chậm lùi về phía sau để trẻ tập trung bước về phía trước. Bố mẹ cũng có thể ở phía sau đỡ hai bên nách bé, hướng dẫn bé tập đi. Trong thời gian này, mẹ có thể để bé đứng cách bố mẹ vài bước, sau đó cổ vũ bé bước tới chỗ mẹ. Nhưng cần chú ý, nên giữ khoảng cách gần để trẻ bước được tới chỗ mẹ, tránh làm cho trẻ nản chí mà mất tự tin.

Trước khi dạy trẻ tập đi, có thể dạy trẻ ngồi xổm. Động tác ngồi xổm giúp tăng cường cơ bắp đôi chân cho trẻ, tăng sức dẻo dai của cơ thể. Cách dạy bé học ngồi xổm: bố mẹ cố ý đánh trơi đồ chơi xuống nền nhà, hướng dẫn bé ngồi xuống và khom lưng nhặt. Sau nhiều lần luyện tập, bé có thể tự đứng và ngồi xuống được.

Trong giai đoạn học đi, bé rất nghịch ngợm, hiếu động, bố mẹ nên ở bên cạnh trông và hướng dẫn bé.

Học cách đứng và cách bước đi

Bé tập đứng
Bé tập đứng

Sau 9 tháng tuổi, hai chân bé đã có thể giữ vững cơ thể, và tập đứng được rồi. Học đứng cần trải qua quá trình ngồi rồi đứng, mẹ có thể đỡ nách giúp bé đứng hoặc hai tay bé dựa vào vật nào đó đứng một mình – quỳ rồi đứng lên đi vài bước.

  1. Từ ngồi chuyển sang đứng: Khi bé nằm ngửa, bố mẹ dùng một ngón tay hoặc một đồ chơi là cây gậy để bé nắm chắc, lúc này bé có thể tự dùng sức ngồi lên. Bố mẹ có thể giúp đỡ bé một chút, kéo bé ngồi lên, rồi từ từ giúp bé đứng dậy.
  2. Hai tay mẹ đỡ nách bé đứng lên: Hai tay mẹ kẹp vào nách bé, để bé đứng lên, đợi bé đứng vững mới bỏ tay ra. Lúc này bé có thể đứng một mình vài giây, khi bé chuẩn bị ngã, cần kịp thời đỡ bé, tránh làm bé sợ hãi.
  3. Bé dựa vào vật đứng dậy: Đặt bé bên cạnh ghế hoặc những đồ vững chắc, bé dựa vào đồ vật đó và đứng dậy. Bố mẹ có thể chọc cười bé, giúp bé giữ thăng bằng.
  4. Luyện đứng một mình: Để lưng và mông bé đứng dựa vào tường, đứng một mình một lúc.
  5. Tùy quỳ đến đứng: Để bé quỳ, sau đó nắm tay vịn hoặc tay bố mẹ đứng lên, bé sẽ học cách từ tư thế quỳ đến đứng, đến tháng 10 – 11, đa số các bé có thể tự đứng được.

Chú ý khi bé biết đứng bố mẹ phải cận thận vì bé có thể với được những đồ vật ở trên cao, khi rơi xuống gây nguy hiểm cho bé.

Không nên rèn đại tiểu tiện cho bé quá sớm

Bé còn quá nhỏ chưa kiểm soát được việc đi tè hoặc đi ị, lại không thể dùng lời nói, động tác để biểu hiện. Thường đến khoảng 2 tuổi bé mới có thể học cách khống chế đại tiểu tiện, vì thế không nên rèn luyện cho bé quá sớm. CÓ một số bé sau 1 tuổi đã biết ra hiệu cho bố mẹ khi muốn đi vệ sinh, còn lại đa số các bé sau 2 tuổi mới học được cách kiểm soát việc vệ sinh của mình.

Tuy nhiên, khi bé được 5 – 6 tháng, mẹ có thể quan sát biểu hiện muốn tiểu hoặc đại tiện của bé, ví dụ sắc mặt đột nhiên đỏ, các hoạt động ngừng lại, mắt nhìn thẳng, rùng mình, mặt đần ra… để kịp thời cho bé đi vệ dinh. Sau một thời gian mẹ sẽ năm được quy luật đi lại đại tiểu tiện của trẻ, như vậy sẽ giảm được số lần giặt tã lót, đỡ mệt cho mẹ.

Bé tập đi vệ sinh
Bé tập đi vệ sinh

Cần rèn thói quen đi vệ sinh cho bé dần dần

Rèn luyện việc này không thể vội vàng, cần tiến hành từng bước, tránh để bé cảm thấy khó chịu và không đạt được hiệu quả tốt.

Bé học khống chế đại tiểu tiện cần có thứ tự trước sau: Trước tiên cần học cách khống chế đại tiện vào ban đêm, sau đó khống chế đại tiện vào ban ngày, tiếp đó là khống chế tiểu tiện vào ban ngày, cuối cùng là khống chế tiểu tiện vào ban ngày, cuối cùng là khống chế tiểu tiện vào ban đêm. Trong đó, việc khống chế đại tiện vào ban đêm không cần rèn luyện, vì có bé tự biết không bao giờ đại tiện ban đêm. Khi bé được 5 – 6 tháng, bố mẹ có thể bế bé đi vệ sinh. Để lưng bé dựa lưng vào ngực bố mẹ, dạng hai chân bé ra, khi xi bé tè, bố mẹ nói “xùy xùy”, khi xi bé ị, bố mẹ thường nói “ị…ị”. Bố mẹ có thể mua cho bé một chiếc bô thật đẹp, để bé ngồi vào bô đi vệ sinh.

Không nên xi tè cho bé quá nhiều lần, tránh cho bé có hiện tượng đái dắt hoặc luôn buồn tè, khi bé có biểu hiện buồn tè hãy xi bé. Khi cho bé đi vệ sinh, bé ưỡn người hoặc khóc lóc, nhưng khi buông bé ra bé lại tè ngay, đó là vì bé không thích cách làm của bố mẹ, bố mẹ không nên ép bé. Còn có một số bé rất hay tỉnh ngủ ban đêm, nếu bố mẹ gọi bé dậy xi tè, bé rất khó ngủ lại, vậy tốt nhất không nên đánh thức bé mà đóng bỉm cho bé.

Mách nhỏ:

Hỏi: Bé cứ đi vệ sinh là khóc, cho dù là bé tự vệ sinh hay bố mẹ bế đi vệ dinh, tại sao lại như vậy?

Đáp: Nếu bé tự vệ sinh mà khóc, có thể do trong lúc đi vệ sinh bé cảm thấy đau ở đâu đó, cần kiểm tra đường tiểu, hậu môn của bé xem có bị sưng đỏ, viêm nhiễm hay không và kịp thời chữa trị.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!