Chăm sóc cơ thể trẻ sơ sinh tuần thứ 1

Bé sẽ bài tiết phân su trong vòng 24 tiếng

Phân su tích trữ trong đường ruột của bé có khá nhiều chất thải, càng bài tiết ra sớm càng tốt. Mát xa nhẹ phần bụng của bé hoặc cho bé bơi trong nước sẽ giúp bài tiết phân su nhanh hơn. Bố mẹ cần chú ý quan sát, nếu sau 24 tiếng mà phân su vẫn chưa được đào thải, cần kịp thời thông báo với bác sỹ để kiểm tra, chữa trị.

Phân su có màu xanh đen và dính, nếu bị dính vào tã thì rất khó giặt sạch, tốt nhất nên dùng bỉm hoặc giấy ướt lau xong vứt đi.

Nên dùng tã vải hay tã giấy

Khi bé ị phân su, dùng tã giấy là khá thích hợp, sau đó mẹ có thể dùng tã vải. Tã vải thấm hút tốt, thoáng khí, không bị ngấm vào da bé. Nhưng khi đi ra ngoài, dùng tã giấy lại tiện lợi và thích hợp hơn. Tóm lại, để bảo vệ sự khỏe mạnh và thoải mái của bé, mẹ nên dùng cả hai loại.

Khi mua tã giấy (bỉm), nên chọn loại chất lượng tốt, thoáng khí, khả năng thấm hút cao. Có thể dùng một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh để thử nghiệm: Đổ cốc nước nóng vào mặt trước của bỉm (mặt ngấm nước), đặt mặt sau của bỉm lên miệng cốc nước lạnh, nếu thoáng khí, thành bên của cốc nước sẽ xuất hiện hơi nước hoặc ngưng tụ hạt nước nhỏ.

Nên dùng tã vải hay tã giấy?
Nên dùng tã vải hay tã giấy?

Quấn tã cho bé như thế nào?

Khi quấn tã hoặc đóng bỉm, chú ý cần giữ khoảng cách với rốn của bé. Ví lúc này cuống rốn chưa rụng, hoặc cho dù đã rụng, rốn vẫn chưa lành, nếu bị nước tiểu hoặc phân bé dính vào, rất dễ bị nhiễm trùng. Cách làm cụ thể như sau:

Tã vải: Trải tã vải ra, đặt bé lên trên, một đầu để dưới lưng bé, đầu kia quấn lấy bụng bé. Trước khi thay tã cho bé, cần vò qua để cho tã mềm hơn. Nếu vào mùa đông, có thể ủ ấm tã một chút, tránh bé bị lạnh bụng.

Tã giấy: Trước khi dây rốn chưa lành, không đặt tã giấy che phủ rốn của bé, có thể dùng miếng bông sạch đặt lên, sau đó cố định tã giấy, dính băng dính vào hai bên là được. Như vậy tã giấy sẽ ở phía dưới rốn và không che lấp rốn.

Chú ý: Cần dùng khá nhiều tã giấy trong thời gian này, vì thế mẹ cần chuẩn bị trước.

Hỏi: Bé bị ruột kết thì làm thế nào?

Đáp: Chữa trị bệnh ruột kết không khó, sau 6 – 12 tháng phẫu thuật cho bé là được. Trước khi phẫu thuật có thể thông qua các thủ thuật y học mở rộng đường ruột và đường hậu môn cho bé, bảo đảm ăn uống và bài tiết thuận lợi.

Bế bé đúng cách

Có rất nhiều tư thế bế bé, với bé mới sinh, cách tốt nhất là bé nằm, để bé được nằm thoải mái giống như ở trong nôi. Cách bế nằm như sau:

  1. Đặt một tay dưới đầu bé, tay mẹ ôm lấy cả đầu bé, cánh tay mẹ đỡ cổ bé.
  2. Tay còn lại của mẹ ôm lấy dưới mông bé, dùng cả bàn tay ôm chắc, sau đó hai tay cùng dùng sức để bế bé lên.
  3. Tay ôm mông bé có thể dịch chuyển lên trên để đặt cánh tay vào mông bé, còn bàn tay giữ chắc lưng bé, tay ôm đầu bé cũng có thể để đầu bé dịch vào cánh tay, sau đó dùng tay ôm lưng bé, để cả nửa trên của bé nằm trên cánh tay mẹ và tay kia có thể trở về vị trí cũ là ôm lấy phần mông và chân bé.

Sau khi đầu bé đã cứng cáp hơn, phần cổ cũng cứng chắc hơn, có thể thay đổi nhiều kiểu bế khác để bé quan sát thế giới xung quanh.

Bế trẻ sơ sinh đúng cách
Bế trẻ sơ sinh đúng cách

Những điều quan trọng cần làm khi bé xuất viện về nhà

Bé về nhà cần được sự cho phép của bác sỹ. Nếu bác sỹ cho rằng vẫn cần ở lại bệnh viện để theo dõi thì không nên xuất viện sớm. Trước khi xuất viện, cần xác định một số việc sau: bé đã được kiểm tra đầy đủ chưa, chỉ số vàng da có nằm trong phạm vi cho phép không, vitamin K và vắc xin viêm gan B đã được tiêm chưa, sau đó bạn có thể chuẩn bị xuất viện. Khi xuất viện, hộ lý sẽ kiểm tra em bé đưa về có chính xác là con của bạn không, tránh bị sai sót, vì thế mẹ cần kiên nhẫn phối hợp.

Người thân trong gia đình cũng cần chuẩn bị để đón bé về nhà. Trước khi đón bé về, cần mở cửa thông thoáng gió, nhiệt độ trong phòng nên giữ trong khoảng 18 đến 220C, độ ẩm là 50 – 60%. Tốt nhất nên mua một chiếc nhiệt kế treo trong phòng để kịp thời điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm. Giường em bé không đặt đối diện với điều hòa, và cách quạt sưởi trên 2m.

Trên đường bé từ viện về nhà, cần tránh gió và giữ ấm cho bé, không nên bọc trẻ quá kỹ, tránh làm bé ngạt thở. Khăn ủ bé (đặc biệt là vùng đầu) không nên quá chặt, có thể mở ra bất cứ lúc nào để xem tình hình của bé, nếu bé thở bình thường, khuôn mặt bình thường và không ra nhiều mồ hôi là được.

Góc dành cho bố: Nếu có thời gian, mẹ nên bế bé nhiều, bé lớn lên sẽ không bám mẹ đâu, ngược lại, mẹ bế bé nhiều sẽ làm cho bé có cảm giác an toàn, sau này chăm sóc bé sẽ tốt hơn.

Không nên tắm gội cho bé sơ sinh bằng sữa tắm nhiều

Mặc dù rất nhiều sản phẩm tắm gội cho bé sơ sinh được ho là an toàn, nhưng dù sao đó cũng là sản phẩm hóa học, mà làn da của bé lại rất non nớt, nếu sử dụng nhiều sẽ dễ gây kích thích, dị ứng, vì thế tốt nhất nên hạn chế sử dụng.

Thông thường, khi rửa mặt cho bé chỉ cần dùng nước sạch và ấm để rửa là được. Khi tắm có thể dùng dầu tắm gội, 1 tuần nên dùng 1 lần. Nếu trên đầu có vảy cứt trâu, có thể dùng sữa tắm gội 2 lần/tuần.

Khi tắm gội xong, có thể dùng sữa dưỡng da dành cho bé để mát xa, không nên dùng sữa thường hoặc dùng sữa dưỡng thể của người lớn. Nếu da bé nhạy cảm rất dễ bị viêm da.

Đồ dùng tắm gội cho bé nên là đồ chuyên dụng dành cho trẻ em, có thương hiệu uy tín và chất lượng tốt.

Cho bé tập bơi

Cho bé tập bơi
Cho bé tập bơi

Cho bé sơ sinh tập bơi có rất nhiều tác dụng, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng lượng hoạt động của phổi, thúc đẩy bài tiết phân su, giảm chứng vàng da… nếu có điều kiện hãy cho bé tập bơi. Khi bé bơi lội, cần chú ý an toàn, tốt nhất là để y tá chăm sóc.

  1. Trước khi xuống nước, cần kiểm tra phao bơi xem có bị rò khí không, nút bảo hiểm đã chắc chắn chưa.
  2. Nhiệt độ khi bơi cần được điều chỉnh phù hợp: nhiệt độ trong phòng là 28oC, nhiệt độ nước là 38oC.
  3. Trước khi dây rốn rụng, khi bơi cần dán băng dính chống thấm, bơi xong cần tiến hành khử trùng cho rốn.
  4. Trước khi xuống nước và sau khi ra khỏi nước, cần chú ý giữ ấm cho bé, tránh lúc nóng lúc lạnh khiến bé bị cảm.
  5. Không nên cho bé bơi quá lâu. Bé mới sinh, mỗi lần 5 đến 10 phút là được, sau đó dần dần tăng lên 15 – 20 phút.

Cho bé tập bơi xem ra rất đơn giản, nhưng các mẹ không nên để con bơi ở nhà, tốt nhất nên đến những nơi chuyên nghiệp: có các y tá, hộ lý dày dạn kinh nghiệm đào tạo, hướng dẫn, khi xảy ra sự cố có thể kịp thời chữa trị. Ngoài ra, có một số bé không thích hợp bơi; ví dụ bé mắc bệnh, đẻ non dưới 32 tuần, cân nặng khi sinh dưới 2.000g hoặc bị tổn thương, nhiễm trùng da…

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!