Chăm sóc cơ thể trẻ sơ sinh tuần thứ 4

Kinh nghiệm phát hiện bé lạnh hoặc nóng

Có một phương pháp rất đơn giản để các bà mẹ kiểm tra xem con mình có bị nóng hoặc lạnh không, đó là dùng tay sờ vào lưng và cổ bé. Nếu thấy ấm, chứng tỏ nhiệt độ thích hợp, mặc quần áo như vậy là vừa với bé. Nếu thấy chỗ đó ra mồ hôi nhiều, chứng tỏ bé hơi nóng, nếu chỗ đó mát chứng tỏ bé hơi lạnh. Có bậc cha mẹ được khuyên nên sờ vào bàn chân, bàn tay của trẻ để phán đoán, thực tế, nhiệt độ thực tế của toàn thân trẻ, vì thế kiểm tra nhiệt độ ở phần lưng và cổ bé là chính xác.

Thông thường, khi ngủ trẻ chỉ cần mặc quần áo mỏng, đắp thêm một cái chăn nhỏ là được. Khi ra ngoài có thể quấn thêm chăn bông cho bé, nếu không, thì mặc nhiều hơn người lớn một áo là được.

Tiếng khóc có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bé

Cha mẹ cần học cách phân biệt tiếng khoác của trẻ để biết đó là tiếng khóc bị ốm đâu hay tiếng khóc bị đói, hoặc có nhu cầu nào khác. Như vậy bố mẹ sẽ không nóng lòng vói tiếng khóc bình thường, cũng không lơ là với tiếng khoác báo hiệu bệnh tật của trẻ.

Tiếng khóc phản ánh sức khỏe của bé
Tiếng khóc phản ánh sức khỏe của bé

Tiếng khóc do bị ốm

Khóc ban đêm là biểu hiện thường gặp của bé thiếu canxi vì vị giun đũa. Nếu bị xoắn ruột bé hay khóc thét lên, kèm theo sắc mặt trắng bệnh, ra mồ hôi nhiều. Tiếng khóc đều, liên tục, mệt mỏi chứng tỏ bộ phận cơ thể nào đó của bé bị viêm nhiễm. Tiếng khóc chói tai, đứt quãng, không thành tiếng có thể là do xuất huyết não hoặc não úng thủy. Tiếng khóc to, gào thét, đanh sắc có thể là do bị tiêm, va đập hoặc bị bỏng.

Những nguyên nhân khác khiến bé khóc

Tiếng khóc khi đói thường đều đều là liên tục, sau khi ăn no bé ngừng khóc. Tiếng khóc lúc đại tiểu tiện thông thường không to, sau khi được đi đại tiểu tiện hoặc thay tã sạch bé sẽ ngừng khóc. Tiếng khóc khi có quy luật cũng có tác dụng: giúp phổi hoạt động, thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp cơ thể bé phát triển.

Kịp thời thay đổi thói quen ngủ trái giấc của trẻ

Thông thường, bé sinh ra sau một thời gian mới dần dần hình thành thói quen chơi ngày, chơi đêm, đi ngược lại với quy luật ngủ nghỉ bình thường của con người. Đó là do bé chưa thích nghi được với nếp sống, nếu không thay đổi kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và sự nghỉ ngơi của mẹ.

Thay đổi thói quen ngủ trái giấc của trẻ
Thay đổi thói quen ngủ trái giấc của trẻ

Muốn thay đổi được thói quen này, trước hết phải cố gắng cho bé ngủ ít bào ban ngày, khi bé buồn ngủ, chơi đùa với bé để bé quên cơn buồn ngủ. Khi bé ngủ lâu, cần tìm cách cho bé dậy, không cho bé ngủ nữa. Cách đánh thức hiệu quả là dùng ngón cái dính chặt vào ngón giữa, sau đó dí vào lòng bàn chân trẻ. Khi dí vào, dùng lực mạnh một chút bé mới tỉnh ngủ. Không nên dùng cách lay gọi trẻ, vì lúc này kết cấu não của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, dễ bị chấn rung não. Buổi tối, đến giờ đi ngủ thì không chơi với trẻ, điều chỉnh ánh sáng phù hợp, tắt tất cả những vật dụng tạo ra tiếng ồn, mở một bài ru ngủ nhẹ nhàng, để bé chìm vào giấc ngủ. Sau 2-3 ngày có thể bé sẽ ngủ đúng giấc.

  1. Cho bé nằm riêng trên giường nhỏ. Nhiều mẹ thích ngủ cạnh con, thực ra như vậy không tốt chút nào. Vì sẽ làm cho cả người mẹ và trử nhỏ đều ngủ không ngon.
  2. Trẻ dễ sinh tính ỷ lại, không có lợi cho việc bồi dưỡng tính cách.
  3. Khả năng hít thở của trẻ không bằng người lớn, nếu ngủ cùng bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ dưỡng khí của trẻ.
  4. Sức đề kháng của trẻ kém, các loại vi khuẩn từ người lớn dễ lây nhiễm sang trẻ.

Cũng không thích hợp để trẻ ngủ một mình trong phòng riêng, vì như vậy không tiện cho mẹ chăm sóc mà khi tỉnh không nhìn thấy mẹ bé cũng cảm thấy bất an. Tốt nhất là chuẩn bị cho bé một chiếc cũi và đặt ở gần giường mẹ. Như vậy mẹ vừa tiện chăm sóc, lại không ảnh hưởng đến giấc ngủ, ở một mức độ nào đó còn bồi dưỡng tính cách tự lập cho trẻ.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!