Chăm sóc cơ thể trẻ sơ sinh tuần thứ 3

Bé sơ sinh không cần nằm gối

Độ cong gập sinh lý của bé sơ sinh chưa hình thành, vì thế cho dù bé nằm ngửa hay nằm một bên, đầu bà vai bé cũng giữ được trên mặt phẳng, vì thế bé không cần nằm gối. Khi không có gỗi, bé có thể thở dễ dàng hơn. Chỉ khi bé mặc quần áo khá dày, đầu, vai hoặc phần lưng không giữ được trên một mặt phẳng, lúc đó mới cần dùng đến gối. Gối không nên quá dày, chỉ cần gấp đôi chiếc khăn bông lại cho bé gối là được, khi bé được 3 tháng tuổi mới cần dùng gối.

Lúc gấp khăn làm gối cần chú ý, khăn nên tiếp xúc đầu và cổ bé, chứ không chỉ phần đầu. Cổ bé bây giờ rất yếu, phía sau đầu bé lại hơi nhô ra, nếu chỉ gối sau đầu, dễ bị cong gập phần cổ, khiến bé thở khó khăn.

Bé sơ sinh không cần nằm gối
Bé sơ sinh không cần nằm gối

Phương pháp chăm sóc cơ quan sinh dục cho bé

Các mẹ cần chú ý phương pháp đúng khi chăm sóc cơ quan sinh dục cho bé

Đối với bé trai: Mẹ cần vệ sinh hàng ngàu. Trước khi vệ sinh, mẹ nên kiểm tra xem đường niệu đạo có sưng đỏ hay không, viêm nhiễm không. Khi không có điều gì bất thường, dùng nước ấm nhẹ nhàng lau xung quanh cơ quan sinh dục và đường niệu đạo của bé. Nhưng khi có hiện tượng sưng đỏ, tốt nhất mang đến bác sỹ kiểm tra, tránh bị viêm nhiễm. Ngoài ra, mẹ cần chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cho bé.

Đối với bé gái: Các nhóm khuẩn trong âm đạo của bé gái rất phức tạp, nhưng chúng lại điều tiết lẫn nhau hình thành sự cân bằng, trong khi vệ sinh cho bé, mẹ nên bảo vệ sự cân bằng này. Khi vệ sinh, mẹ chỉ cần dùng nước ấm, không nên cho bất kỳ loại dung dịch gì khác. Khi rửa cho bé, mẹ cần rửa tay thật sạch, sau đó dùng khăn mềm lau sạch vùng sinh dục cho bé từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Cần rửa sạch phần hậu môn, tránh hậu môn bẩn làm viêm nhiễm âm đạo. Ngoài ra mẹ cần chú ý chỉ nên vệ sinh ngoài âm đạo, không nên rửa trong âm dạo của bé.

Đối với bé sơ sinh, tã vải là sản phẩm không thể thiếu, để giữ phần sinh dục luôn sạch sẽ, tã vài cũng cần sạch sẽ, những loại tã đã dùng cần giữ sạch rồi ngâm trong nước sôi khoảng 30 phút, sau đó giặt sạch, phơi ở nơi có ánh sáng mặt trờ. Chỗ phơi và cất tã lót cũng cần sạch sẽ, thoáng mát.

Mách nhỏ:

Q – Hỏi: Có nên thoa phấn rôm vào vùng kín của bé cho khô ráo không?

A – Đáp: Tốt nhất là không nên. Phấn rôm dễ bị ô nhiễm, dùng cho vùng kín sẽ dễ gây viêm nhiễm.

Thóp – biểu hiện sức khỏe của bé

Thóp lồi lên

  1. Thóp của bé đột nhiên lồi lên, khi bé khóc nhìn càng rõ hơn, sờ tay vào có cảm giác căng, kèm theo triệu chứng sốt, nôn chớ, co giật… có thể là viêm não hoặc viêm màng não, cần đưa bé đến bệnh viện ngay.
  2. Thóp dần dần phình to, có thể là bị u não hoặc tích dịch, tích mủ, tích huyết ở màng cứng, cần đến bệnh viện kiểm tra.
  3. Sử dụng dầu gan cá, vitamin A hoặc Tetracycline trong thời gian dài, làm cho thóp phồng lên, mẹ cần cho bé đến bác sĩ để tư vấn nên dừng uống hoặc giảm lượng dùng.

Thóp lõm xuống

  1. Nếu bé thường xuyên đi ngoài, sốt hoặc uống thuốc nhiều khiến cơ thể mất nước, làm cho thóp lõm xuống, như vậy là bé đã bị thiếu nước, cần kịp thời bổ sung nước cho bé.
  2. Bé không tăng cân, gầy yếu trong một thời gian dài, nên kiểm tra thóp của bé. Nếu thóp bị lõm xuống, có thể đoán là bé thiếu dinh dưỡng.

Để tránh bị viêm nhiễm, mẹ nên thường xuyên vệ sinh thóp cho bé. Nếu bị tổn thương da đầu cần kịp thời khử trùng, tránh viêm nhiễm. Ngoài ta, khi ra ngoài hoặc nhiệt độ trong phòng thấp thì cần đội mũ bảo vệ đầu và thóp của bé.

Thóp - Biểu hiện sức khỏe của bé
Thóp – Biểu hiện sức khỏe của bé

Tập thể dục cho bé sơ sinh

Trước khi tập thể dục cho bé sơ sinh, mẹ cần đảm bảo: nhiệt độ trong phòng khoảng 28oC, không có gió. Sau đó đặt bé nằm trên giường, tập thể dục cho bé theo những bước sau:

  1. Ưỡn ngực: Cầm hai tay của bé đang đặt trước ngực dang rộng ra, sau đó đặt cạnh người bé.
  2. Duỗi tay: Cầm hai tay bé giơ lên hai bên đầu, dần dần thả xuống hai bên người bé.
  3. Gập chân: Cầm hai chân bé nâng lên, cong gập gối lại một góc 90o so với cơ thể, say đó từ từ hạ xuống.
  4. Nhấc chân: Cầm hai chân bé duỗi thẳng, sau đó nâng lên một góc 90o so với cơ thể, sau đó từ từ hạ xuống.
  5. Vận động các khớp: Một tay nắm lấy bàn tay hoặc bàn chân bé, chầm chậm xoay lòng bàn tay theo hướng kim đồng hồ, rồi lại chầm chậm xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
  6. Lật người: Một tay nắm lấy vai lưng bé, một tay đẩy vai bé, bé sẽ lật người nằm sấp. Luyện tập ngẩng đầu cho bé 30 giây – 1 phút, sau đó cho bé trở lại vị trí nằm ngửa.

Mỗi động tác lặp lại 4 lần, thời gian thực hiện các thao tác không quá 15 phút, mỗi ngày 2 lần.

Chú ý không tập khi bé ở trạng thái đói quá hoặc quá no, tốt nhất nên thực hiện sau khi bé bú sữa 1 tiếng. Nếu bé khóc trong lúc luyện tập, nên lập tức dừng lại.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!