Bé thật sự ăn không no?
Khi bé ngủ ít hoặc thích là khóc, điều đầu tiên mà các mẹ hay nghĩ đến chính là bé ăn không no. Điều này chưa chắc đã đúng. Thực ra, một số bé có tâm lý thích khóc, cảm giác lo lắng, không an toàn của những bé này cao hơn những bé khác, không an toàn của những bé này cao hơn những bé khác, vì thế luôn cảm thấy ngủ không ngon giấc, muốn có người bế ẵm, thời gian ngủ cũng ít hơn, hơn nữa muốn khóc để gây sự chú ý của mẹ.
Vì thế, mẹ không nên vội vã cho rằng bé ăn không no và nhạn chóng thay thế bằng các loại sữa khác. Tốt nhất là mẹ nên theo dõi, quan sát một thời gian. Nếu bé đi đại tiểu tiện bình thường, không có hiện tượng phân xanh, cân nặng tăng ổn định, chứng tỏ không phải là bé ăn không no, chỉ là do mẹ chưa cưng nựng, bế ẵm bé nhiều mà thôi. Lúc này, mẹ nên ở với bé nhiều hơn, tạo cho bé cảm giác an toàn. Khi nỗi lo lắng biến mất, mất ngủ của bé sẽ ngon và sâu hơn.
Khi sữa mẹ ít, không nên vội vã cho bé ăn sữa ngoài
Khi bé chưa đầy tháng, cho dù sữa mẹ có ít cũng không cần vội và cho bé ăn sữa ngoài, vì có mẹ sữa về muộn, thậm chí sau hai tháng mới thực sự có sữa, chỉ cần bé mút nhiều, mút đúng cách là sẽ có nhiều sữa. Nếu mẹ không cố gắng, vội vàng cho bé ăn sữa ngoài, như vậy sữa mẹ cũng sẽ không tăng lên.
Ngoài ra, sữa của một số mẹ tuy ít, nhưng lượng ăn của bé ít nên vẫn đủ. Ở trường hợp này, sau khi bé bú xong, mẹ nên vắt sữa còn thừa đi để sữa tiết ra sẽ nhiều hơn, đến khi đầy tháng, mẹ vẫn đáp ứng đủ nhu cầu sữa tăng hơn của bé.
Dinh dưỡng của sữa đầu và sữa cuối
Mỗi lần bé hú, lượng sữa tiết ra đầu tiên và cuối cùng gọi là sữa đầu và sữa cuối, giá trị dinh dưỡng của hai sữa này cũng khác nhau. Sữa đầu nhạt, loãng, chứa nhiều nước và chất đạm. Sữa cuối đậm đặc, có màu hơi vàng, chứa nhiều chất béo và đường sữa. Vì thế bé bú được cả hai loại sữa này mới đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
Vì vậy, khi cho con bú, không nên thay đổi liên tục bầu vú, như vậy trẻ chỉ bú được sữa đầu nhiều, chưa bú được sữa cuối thì đã no. Tốt nhất để bé bú cạn một bên vú (thường khoảng 10 phút), rồi mới chuyển sang bầu vú kia.
Nếu sữa mẹ nhiều, mà bé lại ăn ít, thì có thể cách cho bé bú: bé có cân nặng khá có thể cho bú nhiều sữa đầu, ít sữa cuối; bé nhẹ cân có thể cho bú nhiều sữa cuối, ít sữa đầu. Khi cân nặng của bé trở lại bình thường, cố gắng cho bé bú cân bằng cả sữa đầu và sữa cuối.
Chăm sóc khi bé bị đi ngoài như thế nào?
Khi bé bị đi ngoài, cần giảm hấp thụ chất béo. Nếu nuôi bé bằng sữa mẹ, có thể cho bé bú ít lượng sữa cuối. Bình thường mỗi lần cho bé bú, chỉ bú một bên khoảng 10 phút là chuyển sang bên khác, nhưng đối với bé bị đi ngoài, cứ 5-7 phút lại đổi sang bên khác. Ngoài ra, cần giảm lượng sữa bú, không những làm giảm thời gian mỗi lần cho bú, mà còn kéo dài khoảng cách cho bú, như vậy sẽ giảm áp lực tiêu hóa. Mẹ cứ kiên trì như vậy 1-2 ngày, triệu chứng đi ngoài của bé sẽ giảm. Nếu không giảm, cũng nên cho bé bú bình thường, tránh để bé bị thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ cho bé bú sữa trong thời gian này nên ăn ít chất béo, để làm giảm hàm lượng chất béo có trong sữa. Nếu nuôi bé bằng sữa ngoài, có thể pha loãng sữa hơn, sau 1-2 ngày, có thể cho bé ăn trở lại bình thường.
Có người cho rằng khi bé bị đi ngoài, chứng năng tiêu hóa giảm, không tiêu hóa được sữa, nên cho bé ăn nước cơm, canh. Cách làm này không đúng. Thực ra, đối với bé, nước canh còn khó tiêu hóa hơn sữa, vì thành phần chủ yếu trong nước canh là cacbonhydrate, thành phần chủ yếu của sữa là đạm sữa – dễ tiêu hóa hơn rất nhiều so với cacbonhydrate.
Góc dành cho bố
Khi trẻ tăng cân không nhiều hoặc ngủ ít, mọi người thường nói là do sữa mẹ không tốt và khuyên mẹ nên cho ăn thêm sữa ngoài hoặc cai sữa. Lúc này bố mẹ cần giảng giải cho mọi người hiểu rằng tình trạng của bé không hẳn là bởi sữa mẹ mà có thể là do nhiều nguyên nhân khác. Phải giữ quyết tâm nuôi bé bằng sữa mẹ.