Rèn luyện khả năng của trẻ sơ sinh

Rèn luyện thị giác

Bé sơ sinh đã có khả năng về thị giác nhưng còn khá yếu, cha mẹ có thể rèn luyện ở mức độ phù hợp để phản ứng thị giác của trẻ càng nhanh nhạy và chính xác.

  1. Bé sơ sinh thích màu đỏ, có thể bọc một miếng vải đỏ trên đèn pin, sau đó bật đèn pin và đi chuyển trước mặt bé về phía trái phải, trước sau, xa gần hoặc trên dưới, hướng dẫn bé nhìn theo đèn.
  2. Bé sơ sinh khá hứng thú với màu sắc và tranh ảnh có màu sắc mạnh, đối lập nhau, mẹ có thể tìm một tấm bìa màu đen trắng cho bé xem, đồng thời nói với bé đâu là màu trắng, đâu là màu đen.

Khả năng điều tiết thị giác của bé có hạn, khi luyện tập tránh làm tổn thương đến bé.

  1. Không cho bé nhìn những màu quá phức tạo, tranh quá nhiều vật, tránh cho bé bị loạn màu.
  2. Trẻ sơ sinh giống như người bị cận thị, lúc đầu chỉ nhìn thấy vật ở khoảng cách 25cm, phạm vi nhìn là khoảng 45o, vì thế khi rèn luyện thị giác cho bé không đặt vật quá xa hoặc quá lệch. Bé lớn lên, phạm vi thị giác dần được mở rộng. Cha mẹ có thể quan sát phản ứng của bé, nếu bé không có phản ứng khi luyện tập, chính là bé không nhìn thấy gì, nên cầm vật lại gần một chút. Nhưng cần chú ý không nên đặt quá gần, tránh tổn thương mắt bé.
  3. Thời gian rèn luyện không nên quá lâu (tầm 5-10 phút là được), tránh làm cho đôi mắt bé mệt mỏi.

Rèn luyện thính giác

Rèn luyện thính giác cho trẻ sơ sinh
Rèn luyện thính giác cho trẻ sơ sinh

Rèn luyện thính giác thích hợp sẽ giúp bé có khả năng cảm nhận và có tính nhanh nhạy.

  1. Cho một ít hạt đậu tương vào trong hộp giấy, khi bé tỉnh lại, lắc nhẹ chiếc hộp cách tai bé 10cm, để hộp phát ra tiếng, xem bé có thể tìm ra nơi phát ra âm thanh không.
  2. Bật những bản nhạc khác nhau cho bé. Từ tiếng đàn chuyển sang tiếng trống, từ tiếng nhạc cụ chuyển sang âm thanh, từ giọng nam chuyển sang giọng nữ, chú ý quan sát sự thay đổi biểu cảm của bé. Nếu đột nhiên bé yên lặng hoặc tỏ ra chán, chứng tỏ bé đã nghe ra các âm điệu khác nhau đó.

Khi rèn luyện cũng cần bảo vệ thính giác cho bé:

  1. Không cho bé nghe âm thanh quá to, như tiếng pháo nổ. Năm mới đến, hãy đóng cửa sổ, ngăn tiếng pháo làm hại đến thính giác của bé.
  2. Không nên ngoáy tai cho bé, tránh bị xước màng tai. Nhưng có thể thường xuyên giúp bé mát xa, xoa, kéo nhẹ giúp màng tai có tính đàn hồi, tăng khả năng thính giác.

Rèn luyện xúc giác

Trẻ sơ sinh nhận biết sự vật chủ yếu thông qua tay cầm, nắm và mút, cắn. Xúc giác cũng là một trong những chức năng phát triển hoàn thiện nhất của bé. Rèn luyện một cách thích hợp có thể giúp bé mẫn cảm hơn, có phản ứng nhanh nhạy và linh hoạt hơn.

  1. Mát xa hoặc xoa bóp cho bé thích hợp giúp xúc giác phát triển. Chức năng xúc giác bé dùng nhiều nhất chính là bàn tay, vì thế mẹ nên mát xa các ngón tay cho trẻ, có thể ấn nhẹ, giúp các dây thần kinh ở tay phát triển.
  2. Đưa cho trẻ cầm, nắm các vật có chất liệu khác nhau. Khi đưa nên giảng giải cho bé hiểu, để bé vừa sờ vừa cảm nhận. Thông thường các bé thích sờ vào vật mềm mại trơn bóng.

Xúc giác là một trong những phần giúp bé nhận biết thế giới, vì thế không nên hạn chế các hoạt động của bé. Quá trình bé mút ngón tay, gặm đồ chơi, cào mặt chính là bé đang nhận biết bản thân, nhận biết thế giới. Ngoài ra, muốn giữ độ nhanh nhạy cho bé, không nên cho bé thử các cảm giácvượt quá sức chịu đựng của bé như lạnh, nóng, thô ráp…

Rèn luyện xúc giác cho trẻ sơ sinh
Rèn luyện xúc giác cho trẻ sơ sinh

Rèn luyện tri giác

Tri giác của trẻ sơ sinh kém hơn rất nhiều so với các khả năng khác, vì thế trong cuộc sống sau này cần không ngừng học tập để phát triển. Điều này có liên quan mật thiết đến sự coi trọng và việc rèn luyện của cha mẹ.

Khi cha mẹ nói chuyện với bé, cần chú ý truyền đạt các thông tin về sự vật cho trẻ. Lúc đầu có thể truyền đạt cho trẻ thông tin về màu sắc, tập trung để bé nhận biết các này, ví dụ màu đỏ, màu cam, màu xanh… Dần dần, mẹ dạy bé nhận biết cơ thể mình, nhận biết các đồ dùng hàng ngày; sau đó dạy bé các hình dạng.

Góc dành cho bố

Nếu bé rất cố gắng bú mà vẫn không no hoặc ăn xong mồ hôi toát ra đầm đìa, thì cần kịp thời cho bé đi kiểm tra, tránh mắc bệnh tim phổi. Rèn luyện các khả năng cho bé không thể hoàn thành một sớm một chiều, vì thế cha mẹ không cần sốt ruột, cũng không nên kỳ vọng quá lớn vào bé. Bất cứ kiến thức nào cũng cần tích lũy, học tập dần dần, như vậy bé mới tiếp thu hiệu quả.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!