Những tính cách tốt đẹp của con người cần phải được tạo nền móng ngay từ nhỏ

Sự hình thành tính cách của con người ngoài sự liên quan tới những đặc trưng về khí chất cũng như các yếu tố di truyền như gan dạ hay nhút nhát, khả năng chịu đựng nhiều hay ít, có nhanh nhẹn linh hoạt hay không… trong các giai đoạn sau này, con người đã tự mình có được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân như thế nào? Đó là nhờ vào sự “bồi dưỡng mà nên”, là một dạng “giáo dục thông qua bồi dưỡng” mà không phải là do trời phú.

Có bậc cha mẹ đã từng than thở với tôi: “Con tôi bẩm sinh đã ương ngạnh khó bảo, tôi ngày ngày dạy cháy nhiều đến rát cổ bỏng họng, nhưng nó vẫn chẳng chịu nghe lời, thật tôi không còn cách nào khác! Nhưng đứa trẻ hàng xóm nhà tôi thì lại hoàn toàn khác. Hai đứa tuổi sàn nhau, bố mẹ bên ấy cũng rất ít khi quản giáo con, từ trước tới nay chưa bao giờ mắng nhiếc to tiếng với con, vậy mà đứa trẻ ấy thật ngoan ngoãn, vừa ham học vừa lễ phép, lại còn biết giúp bố mẹ làm việc nhà mỗi ngày. Thầy nói xem đó không phải là nét tính cách bẩm sinh hay sao? Có phải trẻ nghe lồi hay không cũng là do di truyền, số phận của chúng tôi sao mà khổ đến vậy!” Sai lầm của vị phụ huynh này là ở chỗ cho rằng chỉ cần nói đi nói lại với trẻ là đỉ mà quên rằng những tính cách và thói quen xấu của trẻ cần được uốn nắn hàng ngày.

Nền tảng tính cách phải được hình thành từ những thói quen. Ngay từ đầu trẻ nhỏ tự mình đi ngủ hay người lớn phải ru ngủ; tự ngồi một chỗ cố định để ăn cơm hay phải có người bế rong, vừa bế vừa dỗ chạy đi chạy lại; ngay từ đầu có thể vừa nằm vừa chơi một mình, vừa ngồi vừa chơi một mình hay phải có người dỗ dành chơi cùng; ngay từ đầu cha mẹ đã để cho con lao động hay không…. Tất cả những thói quen sinh hoạt trong một vài năm đầu đời dần dần sẽ trở thành tính cách của trẻ. Vì thế, có thể nói, tính cách là những gì được “tiêm nhiễm” từ nhỏ. Trẻ cũng giống như một chú ếch, nếu sống trong đám bùn lầy tự nhiên da sẽ có màu vàng đất; nhưng nếu được sống trong bao lâu sau sẽ được khoác lên mình một bộ áo xanh tuyệt đẹp.

Do đó, tính cách không thể cứ dạy bảo là sẽ trở nên tốt hơn. Giống như nhà giáo dục nổi tiếng như người Liên Xô cũ đã từng nói: “Các bậc cha mẹ thân mến, những hành vi của các vị mới là những thứ có ý nghĩa quyết định nhất đối với tính cách của con trẻ. Các vị không nên cho rằng, chỉ khi các vị nói chuyện hay khi dạy trẻ học và ra lệnh cho chúng mới là thực hiện giáo dục mà các vuh phải dạy con trẻ trong từng phút giây của cuộc sống”.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!