Ôn tập củng cố

Trẻ học chữ là một quá trình tích luỹ liên tục

Thời gian dành cho việc học chữ mới không nên quá dài, tránh hiện tượng trẻ biết nhanh, nhưng cũng quên nhanh. Bạn phải coi trọng việc ôn tập lặp đi lặp lại nhiều lần, để việc củng cố kiến thức đạt hiệu quả cao. Bạn nên sắp xếp trình tự ôn tập theo quy luật, hàng ngày ôn tập những chữ đã dạy một, hai ngày trước, thời gian ôn chỉ cần khoảng một, hai phút là được. Mỗi tuần tiến hành một lần ôn tập nhỏ lẻ bằng cuộc thi như “nhận chữ đọc nhanh” hay “trò chơi ôn tập”. Mỗi tháng có một lần ôn tập tổng quát. Cùng với việc thường xuyên đọc câu, đoạn văn, vấn đề củng cố kiến thức đã không còn đáng lo ngại, số lượng cần ôn tập sau mỗi giai đoạn tương đối nhiều, nên bạn cần phải chú ý đến cách thức tiến hành trò chơi, để đảm bảo luôn thu hút được sự chú ý của trẻ. Có thể tiến hành trò chơi theo một số hình thức sau:

  1. Đoán chữ trong lòng bàn tay, sau lưng
    Bạn yêu cầu trẻ nhắm mắt lại, dùng ngón tay viết chữ lên lòng bàn tay trẻ, hoặc viết chữ lên lưng khi trẻ đi ngủ, khích lệ trẻ đoán xem đó là chữ gì. Phương pháp này khá mới mẻ. Khi viết chữ lên tay, lên lưng trẻ, trẻ có cảm giác va chạm, nên tập trung sự chú ý, đoán chữ dựa vào trí tưởng tượng. Để giảm độ khó, trước khi đoán chữ, bạn nên cho trẻ đọc trước một lượt những chữ sẽ đoán để thu hẹp phạm vi. Như vậy, trẻ sẽ có cơ hội tập những chữ sẽ đoán, trẻ đoán càng chính xác, càng có lợi cho việc củng cố. Đoán chữ dựa vào cảm giác còn có thể phát triển sự nhạy cảm và sức chú ý cho trẻ, giúp trẻ dần dần thuộc cách viết chữ. (Khi viết chữ lên lòng bàn tay, lên lưng, người lớn nên đứng cùng hướng với trẻ).
  2. Câu cá “chữ”
    Bạn hãy ghim một chiếc ghim lên trên những thẻ chữ mà trẻ đã học, làm thêm một chiếc cần câu, dùng một miếng nam châm buộc vào đầu dây làm lưỡi câu. Khi ôn tập, lấy thẻ chữ làm cá, rải lên đất cho trẻ câu. Bạn đọc từng chữ và chú ý xem trẻ câu có chính xác không. Bạn cũng có thể làm hai “ao cá” để bạn và trẻ cùng thi xem ai câu được nhiều, nhanh và chính xác hơn.
  3. “Công viên” chữ
    Xếp các thẻ chữ lại thành “tường công viên”, sau đó nói với trẻ: “Các bạn nhỏ muốn vào công viên chơi nhưng không tìm thấy cửa phải làm sao bây giờ? Cửa ở đâu? Mẹ nói cửa mở ở chữ nào, con đi mở cửa ở chữ đó nhé”. Trẻ sẽ rất thích thú. Mẹ chỉ huy: “Xin hãy mở cửa XX ra!”, “Xin hãy đóng cửa XX lại!”, “Lại mở cửa chính XX!”, “Lại đóng cửa sau XX lại!”… Việc ôn tập sẽ tiến hành rất thuận lợi trong khi chơi.
  4. Khi ôn tập tập thể có thể dùng phương pháp truyền thống “đánh trống truyền hoa”
    Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, đánh trống lên, đưa thẻ chữ cho trẻ truyền tay nhau. Khi tiếng trống dứt, thẻ chữ dừng ở tay ai thì người đó phải đọc to chữ, từ, hoặc câu. Đọc chính xác sẽ được đánh trống, đọc sai sẽ bị phạt hát.
    Rất nhiều trò chơi có thể kết hợp để ôn tập chữ, từ. Có thể nói, những nơi cần đến ngôn ngữ và những nơi có đồ chơi đều có thể nghĩ cách để làm chữ xuất hiện.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!