Phát triển khả năng giao tiếp xã hội (1)

Khả năng giao tiếp là một tố chất không thể thiếu của con người hiện đại, đồng thời cũng là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự kiện toàn về tâm lý của con người.

Sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật xã hội ngày nay thường phải dựa vào sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau của cả tập thể. Hơn nữa, mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật với khai thác kinh doanh và dịch vụ xã hội ngày càng phát triển nhanh và mật thiết hơn. Do đó, một con người nếu không có khả năng giao tiếp xã hội sẽ không thể thích ứng được với nhu cầu của thời đại.

Khi trẻ được sáu tháng tuổi thường nhút nhát, sợ người lạ, nhưng nếu sau này chúng lớn lên mà vẫn không dám tự do biểu đạt những suy nghĩ của mình thì sẽ ra sao? Do đó, các bậc phụ huynh cần phải bồi dưỡng khả năng giao tiếp xã hội của trẻ ngay từ sớm. Nếu bạn tạo ra được những điều kiện dưới đây, trẻ sẽ không còn sợ người lạ nữa mà trở nên thích giao tiếp cũng như khả năng xử lý mối quan hệ giữa người với người:

– Thường xuyên có nhiều người chơi cùng trẻ, dạy trẻ phát âm, nói chuyện và chơi thật vui vẻ.

– Những người tiếp xúc với trẻ cần phải có thái độ thân thiết, hòa nhã, thể hiện tình yêu thương khiến trẻ vui vẻ và không có cảm giác sợ hãi.

– Người lạ khi tiếp xúc với trẻ không nên nóng vội, cần từ từ làm quen với trẻ, để trẻ có một quá trình thích ứng. Vội vàng biểu hiện tình cảm thắm thiết, bế trẻ vào lòng sẽ khiến trẻ sợ hãi.

– Người lớn hoặc các em nhỏ lớn một chút khi tiếp xúc với trẻ không được dọa nạt trẻ, càng không được cười nhạo hay trêu đùa trẻ quá mức. Việc trêu đùa quá mức hoặc sẽ khiến trẻ thẹn thùng, xấu hổi, nhút nhát hoặc sẽ khiến trẻ nói năng không suy nghĩ, thiếu lễ phép. Cả hai trường hợp này đều mang lại hậu quả xấu.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!