Rèn luyện xúc giác của toàn bộ cơ thể, đặc biệt là xúc giác của tay

Trẻ chưa đầy sáu tháng tuổi thường phải bế ẵm. Ta nên sử dụng các đồ vật nóng, lạnh, cứng, mềm, nhẵn mịn, thô ráp xoa khắp cơ thể để chúng tiếp xúc với làn da của trẻ nhằm kích thích sự phát triển của hệ thần kinh trên da. Đặc biệt là chú ý rèn luyện các ngón tay và đầu ngón tay, bởi các đầu ngón tay là nơi tập trung nhiều nhất các dây thần kinh nối liền với các trung khu thần kinh ở đại não, thế nên mới có câu nói “Mười ngón tay nối liền trái tim”.

Khi chơi đùa cùng trẻ, bạn nên thường xuyên cấu nhẹ vào từng đầu ngón tay của trẻ, kích thích để trẻ cầm nắm các đồ vật hoặc đồ chơi, có thể thực hiện đổi tay. Khi trẻ được khoảng một tuổi, ta nên bắt đầu luyện cho trẻ tập duỗi các ngón tay, cũng có thể từ từ dạy trẻ nhận biết tên của từng ngón tay. Ngón tay linh hoạt có rất nhiều tác dụng, vì bất ký một họa động trong tương lai như lao động, chế tác, phát minh, sáng tạo, đánh đàn, đánh bóng hoặc trở thành một bác sĩ ngoại khoa giỏi, thực hiện các ca phẫu thuật tỉ mỉ hoặc thao tác với máy tính điện tử… đều cần tới đôi bàn tay khéo léo!

Rất nhiều người trong chúng ta thiếu sự rèn luyện cho đôi bàn tay từ nhỏ. Ví như tôi chẳng hạn, tay phải còn khá một chút, nhưng ngón út của bàn tay trái không thể hoạt động độc lập, khi ngập ngón út lại ngón đeo nhẫn cũng phải gập theo, còn ngón đeo nhẫn lại không thể giơ thẳng lên được. Đôi tay như vậy sao có thể thực hiện các động tác phức tạp và cần tới sự tỉ mỉ được? Đến đánh đàn piano cũng không thể. Điều đó lại càng không có lợi cho quá trình kích thích đại não phát triển. Do đó, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, hãy rèn luyện cho đôi bàn tay của chúng có thể thực hiện được các động tác như cầm, nắm, mở, gõ, cấu, véo, kéo, đẩy… để chuẩn bị thật tốt cho quá trình lao động của trẻ sau này.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!