Phát triển khả năng giao tiếp xã hội (4)

Trong số các cháu bé được bồi dưỡng theo “Phương án 0 tuổi”, có cháu bé mới hơn sáu tháng tuổi đã biết đặt câu hỏi bằng cách ra dấu hiệu. Một buổi tối, người cha bế đứa con còn chưa biết nói ra ngoài đi dạo, bố đọc lời bài hát, ngâm khúc cho “tiểu bảo bối” nghe. Đột nhiên, bé đáp lại “ư, ư”, bố nhìn xuống và hỏi: “Con kêu gì thế?” Thì r, chỉ vầng trăng đang tỏa sáng trên bầu trời, miện kêu “ư, ư” như muốn hỏi: “Cái gì thế hả bố?” Rồi bố chỉ ngay lên mặt trăng và nói với con trong niềm vui khôn xiết: “Mặt trăng, mặt trăng đấy con ạ!” bé liền tỏ vẻ rất hài lòng. Ngày hôm sau, vào lúc hoàng hôn, bố lại bế bé đi dạo, đã quên mất sự việc xảy ra hôm qua nên bố hỏi lại: “Mao Mao à, mặt trăng ở đâu?” Không ngờ, anh bạn nhỏ vừa nghe tới hai chữ “mặt trăng” liền ngẩng đầu hướng lên trời cao tìm kiếm. Câu chuyện này chẳng phải đã chứng minh rằng, khi những sự vật mà trẻ nhận thức được đã nhiều thì hạt giống khát khao hiểu biết đã này mầm và trẻ có thể đặt câu hỏi cho những sự vật mà chúng chú ý tới hay sao?

Carl Weter cha bắt đầu dạy Carl Weter con nhận thức về thế giới ngay khi Weter con còn chưa biết nói. Chẳng hạn như, Weter cha thường giơ ngón tay của mình ra cho con nghịch, còn liền nắm lấy và đưa lên miệng, rồi sau đó cha rút tay ra, đợi khi con tập trung chú ý trong một vài giây cha mới nói “ngón tay”, “ngón tay”. Cứ như vậy, vốn tri thức của Carl Weter ngày một phong phú hơn lên. Mỗi một giây phút Weter cha và Weter con ở bên nhau đều là quá trình chơi mà học, học mà chơi, vì thế, khả năng ngôn ngữ và trí tuệ của Weter con cũng theo đó phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, mới 5 tuổi, Carl Weter đã nắm vững được hơn 30.000 từ vựng trong khi những đứa trẻ cùng trang lứa khác chỉ có thể nắm vững được khoảng 2000 từ. Đây quả là một khoảng cách rất lớn!

Khi trẻ lớn dần, việc quan sát và đưa ra câu hỏi ngày càng có vị trí quan trọng hơn, độ hay và khó của câu hỏi cũng tăng lên. Chúng ta nên tạo điều kiện, hướng dẫn trẻ quan sát, đưa ra câu hỏi và suy nghĩ mọi lúc mọi nơi, từ môi trường xung quanh tới những nơi tham quan du lịch, từ môi trường xung quanh tới những ngọn núi nổi tiếng, những dòng sông tới những phong tục tập quán, từ cuộc sống xã hội náo nhiệt tới thế giới thần thoại tĩnh lặng, từ lĩnh vực thiên văn, địa lý tới các ngành công nông thương nghiệp… Đây là chính là những bài học hàng ngày của giáo dục tố chất.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!