Do đó, nếu ngôn ngữ thị giác của một đứa trẻ chậm phát triển và cha mẹ đã để lỡ mất thời kì phát triển tốt nhất ở giai đoạn đầu trong cuộc đời thì chúng tac không thể đánh giá hết được những tổn thất mà đứa trẻ đó phải gánh chịu về sau. Hơn nữa, nếu vì phát triển ngôn ngữ thính giác ngay từ lúc 0 tuổi mà quên đi việc phát triển ngôn ngữ thị giác thì trên thực tế, khoảng cách ấy còn bị kéo dài hơn nữa bởi nó đã kìm nén sự phát triển của ngôn ngữ thị giác.
Vì thế, có rất nhiều em nhỏ sau khi bước vào tiểu học chỉ có thể nghe giảng bài chứ không biết đọc sách, sau khi nhận biết mặt chữ cũng không có niềm đam mê đọc sách. Thậm chí khi lên tới trung học và đại học, chúng vẫn chỉ quen với việc “nghe giảng trên giảng đường” mà không biết cách tự học. Những đứa trẻ thiếu đi tốt chất quan trọng này sẽ không thể có được vốn tri thức sâu sắc, càng không thể vận dụng chúng một cách tự nhiên và linh hoạt, do đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Vì vậy, tôi hoàn toàn ủng hộ việc dạy trẻ nhận biết mặt chữ sớm. Mục đích chủ yếu không phải là để giải quyết vấn đề trẻ nhận biết được một vài chữ sớm hơn dăm ba ngày mà là để rèn luyện một hành vi của con người. Để trẻ sớm biết và sớm làm quen với việc thế giới có tồn tại một thứ gọi là “chữ” và một thứ gọi là “sách” mà mọi người ai cũng thích đọc cũng giống như việc để trẻ sớm nhận biết thế giới này có các “vật” và phải nhận biết mặt chữ và đọc hiểu. Như thế, ngôn ngữ thị giác của trẻ mới không bị tụt hậu, từ nhỏ trẻ đã có thói quen vận dụng cả hai công cụ tư duy để học tập và suy nghĩ.
Có rất nhiều những người bạn nhỏ của chúng ta do nhận biết mặt chữ từ sớm nên mỗi ngày đều chăm chú đọc sách và nếu nửa tháng không được cha mẹ đưa đi cửa hàng sách sẽ quấy khóc mãi không thôi; được mua một cuốn sách mới còn vui sướng hơn khi được một cây kẹo. Đây chính là kết quả của quá trình rèn luyện hành vi đọc ngay từ nhỏ. Việc hình thành nên những phẩm chất thích nhận mặt chữ, say mê sách và đọc sách, biết cách tư duy và tự giác học tập chính là việc hình thành nên những tố chất cơ bản cho quá trình phát triển của trẻ.