Quan điểm thiên lệch về khả năng lý giải (2)

Dù là một người trưởng thành đi nữa cũng không thể không nghe nhiều và ghi nhớ nhiều, giống như chân lý mà Quách Mạt Nhược đã đề xướng “ham đọc sách không yêu cầu phải lý giải sâu sắc”. Dương Chấn Ninh khi nhắc tới công tác nghiên cứu học thuật cũng từng nói: “…có một phương pháp không thể bỏ qua, có thể nói đó là phương pháp học tập mang tính thẩm thấu. Khi lần đầu tiên nhìn thấy một vật, có thể bạn không hiểu nó rõ lắm, nhưng sau khi nhìn vài lần, vật ấy tự nhiên sẽ thấm vào trong đầu óc bạn mà bạn không hề hay biết. Đây cũng chính là một phương pháp học tập vô cùng quan trọng”.

Người lớn còn như vậy, huống hồ là trẻ con! Khi đại não của trẻ còn đang ở trong giai đoạn trống rỗng và nửa trống rỗng, mạng lưới các dây thần kinh của nó cần phải được thiết lập thông qua một lượng lớn các kích thích. Vì thế, trong giai đoanh này, chúng ta không thể nói tới hai chữ “lý giải”. Tất cả mọi thứ có thể lý giải đều cần những thứ không lý giải được làm cơ sở.

Ví dụ như muốn hiểu được hai lớn hơn một thì trước tiên khả năng ghi nhớ máy móc cần phải ghi nhớ được cách đọc của 2 và 1. Tôi còn nhớ, khi học trung học, tôi đã lý giải từ “nhất định” trong cụm từ “nhất định phải làm được”, về sau khi đọc câu “có được thành tích nhất định” thì tôi nghĩ mãi không ra “thành tích nhất định” nghĩa là gì. Nhưng sau đó, nhờ đọc nhiều sách hơn, tôi đã hiểu được từ “nhất định” trong cụm từ thứ nhất thể hiện sự quyết tâm, còn từ “nhất định” trong cụm từ thứ hai lại mang ý nghĩa chỉ mức độ.

Điều này cho thấy, nhận thức của con người không thể có được ngay từ lần đầu tiên, mà cần phải thừa nhận, từ không lý giải tới từng bước lý giải là quy luật phố biến, huống hồ trẻ sơ sinh có nhu cầu và bản năng ghi nhớ những thứ không được lý giải. Vì thế, dựa trên tiền đề tận dụng tối đa sự chú ý vô thức, đồng thời bồi dưỡng khả năng chú ý có ý thức cũng như việc kích thích lòng hiếu kỳ và niềm say mê của trẻ , việc giáo dục trẻ 0-6 tuổi không cần phải phân chia thành từng môn học, không cần có hệ thống hay độ nông sâu, không mưu cầu sự lý giải sâu sắc và cũng không cần phải có tiêu chí.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!