Rèn luyện năng lực tư duy trong học tập

Năng lực tư duy là phần quan trọng của trí lực, nói cách khác nó là hạt nhân của trí lực, giáo dục sớm có ảnh hưởng rất lớn đối với đối với sự phát triển năng lực tư duy.

Con người có thể tiến hành tư duy được là nhờ có ngôn ngữ, tôi rèn luyện tư duy cho Lưu Mi bắt đầu từ ngôn ngữ, từ nhỏ đã không nói với cháu bằng ngôn ngữ của trẻ nhỏ, mà cố gắng sử dụng những ngôn ngữ của người lớn, yêu cầu cháu dùng từ chuẩn xác, đương nhiên nội dung và mức độ phải phù hợp với tâm lý của trẻ. Như vậy, tôi đã dạy cho cháu những từ ngữ mang tinh quy phạm ngay từ nhỏ. Vì thế, khi Lưu Mi một tuổi bốn tháng đã có thể dùng câu tương đối dài để diễn đạt ý của mình. Từ đó về sau, tôi dùng các cách như hỏi đáp, kể chuyện để nâng cao khả năng biểu đạt ngôn ngữ của cháu, chú ý sử dụng vốn từ phong phú, thậm chí dùng cả thành ngữ và quan hệ từ. Tiếp theo, tôi hướng dẫn cháu đặt câu, sửa câu sai đơn giản và tiến hành các trò chơi thay đổi mẫu câu. Trải qua quá trình rèn luyện có ý thức như vậy, khả năng biểu đạt ngôn ngữ của Lưu Mi tiến bộ rất nhanh. Khi hai tuổi rưỡi, cháu đã có thể hỏi rất vô tư: “Quần áo của chị lúc nhỏ chẳng phải là của con sao?”. Hai tuổi 10 tháng cháu bắt đầu biết sử dụng quan hệ từ: “Bạn ấy đi giày, sống lại chỉ đi một chiếc tất”. Lúc ba tuổi, cháu có thể dùng một số từ và thành ngữ phức tạp: “Rắn độc thường ăn thịt rắn không độc”. “Khi đọc sách, tôi rất chăm chú, tâm hồn không treo ngược cành cây”. Từ ba tuổi rưỡi, cháu sử dụng ngôn ngữ khá lưu loát là biểu đạt rất sinh động, ví như: “Bởi vì bạn họ Dương, nên mẹ bạn gọi bạn là tiểu Dương Nhân, bố bạn gọi bạn là Dương Nhân”.

Tư duy là một quá trình nhận thức lý tính phức tạp luôn lấy tri thức và kinh nghiệm, cần phải trải qua hàng trăm, hàng nghìn lần, thậm chí còn nhiều hơn so với quá trình nhận thức đối với sự vật khách quan khác nhau. Cho nên, nội dung rèn luyện của tư duy nhất định phải rộng và chỉ có thể tiến hành khi kết hợp với truyền thụ tri thức. Khi chơi trò chơi cùng cháu, kể chuyện, dạy cháu học chữ, học phép toán, nhận thức phương hướng, tiến hành qui nạp và phân loại cũng như làm thí nghiệm, tất cả đều chú ý rèn luyện khả năng tư duy cho cháu một cách có ý thức.

Khi kể chuyện cho Lưu Mi, tôi tránh không kể liền mạch, mà thường dùng lại phân tích ở những chỗ quan trọng, phân tích hình dáng bên ngoài của chó sói và người có gì khác nhau, sau đó để Lưu Mi thấy cô bé quàng khăn đỏ phân biệt. Lại giống như chú bé trong chuyện “Chó sói đen”, lần thứ nhất, lần thứ hai đều nói dối mọi người, cho nên khi lần thứ ba thật sự có sói đen, chú gọi mọi người, mọi người sẽ nghĩ gì? Thông qua cách kể chuyện như vậy, khả năng phân tích của cháu dần dần được nâng cao. Ví như, lúc cháu ba tuổi, có một lần khi tôi kể về cho cháu về loại chuột, buột miệng nói: “không có ai thích chuột”. Không ngờ cháu trả lời rất nhanh: “Mẹ chuột yêu chuột”. Điều này cho thấy cháu đã có khả năng tư duy tương đối tốt.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!