Năm Lưu Mi hai tuổi

Do nguyên nhân sức khỏe, khi tôi sắp tròn 37 tuổi mới sinh hạ một cô con gái, đặt tên là Lưu Mi. Theo tài liệu liên quan, “40% con của những sản phụ ngoài 30 tuổi có trí tuệ kém hơn so với trẻ bình thường”, tôi cũng có chút lo lắng. May mắn thay, cháu vẫn phát triển bình thường, một tuổi biết đi, một tuổi bốn tháng biết nói, song mỗi biểu hiện đều không nhanh nhẹn bằng chị của cháu, vì thế tôi cũng không dám hi vọng gì nhiều.

Khi Lưu Mi hai tuổi, một học sinh của tôi đưa cho tôi xem một tờ báo, trên đó có bài viết về “thần đồng ngoại ngữ” ở Thượng Hải, Phùng Há. Bài báo kết luận, sở dĩ cháu có thể thành công là nhờ “giáo dục sớm”. Học sinh của tôi khuyên tôi nên thử áp dụng với Lưu Mi, song tôi cho rằng tố chất của cháu không tốt, nên tôi hơi thiếu tự tin. Nhưng tôi vẫn muốn thử. Tôi viết hai chữ “thương”, “ba” lên trên giấy dạy cháu, cháu chăm chú nhìn bảy tấm giấy, rồi nói lại vài lần. Hai tiếng sau, tôi hỏi lại cháu, thật tuyệt là cháu đã trả lời đúng. Tôi lại dạy cháu hai từ “khóc”, “cười”, cháu cũng nhớ rất nhanh. Lúc đó, tôi mới cho rằng “trẻ nhỏ cũng có thể giáo dục”. Bốn năm tháng sau đó, Lưu Mi đã biết khoảng 100 chữ Hán. Mùa hè, tôi chính thức bắt tay vào thực thi giáo dục sớm cho cháu. Chỉ trong vòng hơn một tháng, cháu đã biết thêm 100 chữ nữa và con có thể lấy ra tấm thẻ nhựa có ghi hai chữ số theo yêu cầu của người lớn, cháu đọc rất lưu loát và biết đếm đến 50. Cháu có thể phân biệt rõ ràng các ý nghĩa phương hướng. Lúc đó cháu mới hai tuổi 10 tháng, tôi rất tin tưởng rằng cháu sẽ làm được. Trong mấy tháng hè, một ngày cháu nhận biết ba, bốn chữ này tăng lên đến hơn 10 chữ, lúc nhiều nhất đạt tới 17 chữ. Cứ như vậy, khi tròn ba tuổi cháu đã nhỏ được 1000 chữ, có thể đọc sách ngữ văn lớp một rất tôi chảy, nhận biết chữ cái trong phiên âm tiếng Hán và hơn 40 từ đơn tiếng Anh, cháu còn có thể đem đến 100.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!