Trí nhớ không ngừng được nâng cao trong rèn luyện

Việc rèn luyện và phát triển toàn diện khả năng của con người ở giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ để hơn nhiều so với sau khi trưởng thành, khi trưởng thành, số trẻ được giáo dục sớm sẽ phát triển tương đối toàn diện, có nhiều cống hiến cho xã hội, thường là những con người rất tài năng và trí tuệ. Trí lực của con người hình thành từ rất nhiều nhân tố, kỹ năng vận dụng tri thức và lý luận có mối liên liên hệ với nhau, chỉ khi để trẻ phát triển toàn diện thì mới có thể trở thành nhân tài và đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội trong tương lai.

Trí lực không phải là tri thức, song việc rèn luyện trí lực lại không thể tách rời quá trình truyền thụ tri thức. Khi rèn luyện trí nhớ, trí tưởng tượng, khả năng tu học và các kỹ năng khác cho Lưu Mi, tôi chủ yếu tiến hành trong quá trình truyền thụ tri thức.

Trí nhớ là nền tảng của trí lực, cũng là kho lưu trữ tri thức, trí nhớ của trẻ phát triển từ ghi nhớ một cách vô thức đến ghi nhớ một cách có ý thức. Trong quá trình giáo dục Lưu Mi, tôi cố gắng tuân theo quy luật này, còn tận dụng thế mạnh của quá trình phát triển từ ghi nhớ vô thức đến ghi nhớ một cách có ý thức và ghi nhớ máy móc.

Ví như khi học sách ngữ văn lớp một tập một, do cháu đã sớm biết phần lớn chữ Hán trong sách, vì thế, khi cháu nhìn thấy chữ cái phiên âm chữ Hán thì rất thích hỏi, chỉ cần cháu hỏi, tôi trả lời, nếu cháu không hỏi thì tôi cũng không nói, cháu nắm được toàn bộ chữ cái phiên âm tiếng Hán hoàn toàn là vô thức việc rèn luyện khả năng ghi nhớ có ý thức được tiến hành trong quá trình dạy chữ Hán. Mỗi lần trước khi dạy, tôi đều nêu 10 nhiệm vụ, ví như: trước tiên, ôn tập mười từ hôm qua đã học, tiếp theo học mười hai từ mới. Trong quá trình dạy cháu học, tôi phải dùng rất nhiều biện pháp để thu hút su tập trung chú ý của cháu. Tôi thường xuyên để Lưu Mi cùng học với những em búp bê của cháu. Tôi làm giáo viên, cháu làm lớp trưởng, hai chúng tôi thực hiện theo đúng trình tự lên lớp của nhà trẻ. Tôi giảng bài, đặt câu hỏi, lớp trưởng thay mặt cả lớp trả lời. Hoặc là, sau khi học xong, cháu làm giáo viên, hỏi tôi và búp bê, lúc này “đám học sinh” toàn trả lời sai, cháu sẽ sửa. Lưu Mi rất thích phương pháp học này.

Đối với học chữ, tôi kiên trì thực hiện 100 chữ ôn tập nhỏ nhỏ, 300 chữ ôn tập vừaa, 500 chữ ôn tập lớn, 1000 chữ thì dùng một thời gian tiến hành tổng ôn tập một lần, đôi khi cháu đã ghi nhớ hoàn toàn sẽ tiếp tục học. Đối với trẻ, ôn tập là khó khăn nhất, bởi vì đã quen với các chữ đã học khi nhắc lại trẻ không còn hứng thú nữa. Lúc này, nếu thay đổi cách hướng dẫn trẻ, cùng với sự phối hợp của người lớn sẽ làm tăng khả năng ghi nhớ có ý thức của trẻ: thường xuyên ôn tập, ghi nhớ có ý thức sẽ hình thành đầu mối thần kinh trong tế bào vỏ não, ghi nhớ đã được củng cố. Trên thực tế, song song với việc rèn luyện khả năng ghi nhớ có ý thức là quá trình rèn luyện khả năng chú ý cho trẻ, Thực tiễn đã chứng minh, trong quá trình học này, Lưu Mi dễ dàng thích nghỉ với cách thức giảng dạy trên lớp hơn các bạn cùng lớp, có thể tập trung chú ý nghe giảng hơn.

Khi Lưu Mi còn quá nhỏ, nên tôi chủ yếu dùng phương pháp “tưới nước” một cách máy móc để dạy cháu thơ cổ và từ đơn tiếng Anh, cháu cũng ghi nhớ rất nhanh. Khi cháu lớn hơn một chút, tôi bắt đầu chú ý phát triển khả năng ghi nhớ thông qua lý giải của cháu. Mỗi bài thơ có trước tiên phải giảng cho cháu hiểu ý nghĩa và nội dung của nó. Đối với bài thơ tả cảnh, tôi thậm chí còn vẽ tranh minh họa cho cháu hiểu. Khi cháu chưa kịp nghĩ ra, tôi chỉ cần nhắc ý của câu sau là gì, cháu sẽ nhanh chóng đọc tiếp. Khi dạy từ đơn tiếng Anh, tôi cũng dạy quy tắc phát âm trước, sau khi cháu nắm vững quy tắc, cháu sẽ dễ dàng nhớ được từ đơn tiếng Anh là do những chữ cái nào ghép thành. Tương tự, trẻ cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển ngôn ngữ, từ ghi nhớ ngắn hạn sang ghi nhớ dài hạn, cần thường xuyên lặp lại ghi nhớ, nếu không trẻ sẽ rất nhanh quên.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!