Khi Lưu Mi vừa tròn ba tuổi vì chúng tôi bận việc nên việc học của cháu bị gián đoạn mất một tuần. Cả ngày cháu mải mê vui chơi cùng với một cậu bạn. Khi đã rảnh rỗi, tôi yêu cầu cháu học trả lời, cháu lập tức phản kháng, cứ nghe đến học là cháu chạy đi chơi. Lúc đó, ruột gan tôi nóng như lửa đốt. Đang lúc tưởng chứng như bất lực ấy, tôi đọc được cuốn “Giáo dục trẻ trước ba tuổi” của chuyên gia giáo dục sớm người Nhật Bản Ibuka Massaru, tôi mới hiểu tâm lý của trẻ củng cố sự thay đổi. Thông thường trẻ em dưới ba tuổi chưa có ý thức, nên người lớn có thể “tưới”: sau ba tuổi, ý thức bản thân của trẻ hình thành, bắt đầu xuất hiện tâm lý phản kháng, do đó, nếu áp dụng phương pháp giáo dục “tưới” vào thời điểm này đã không còn phù hợp nữa. Thế là, chúng tôi thay đổi phương pháp. Lúc bấy giờ, sách về giáo dục sớm rất hiếm, được biết là sách giới thiệu những biện pháp thực thi cụ thể hầu như không có, tôi đành phải vất vả, nghĩ ra rất nhiều trò chơi, cũng như chế tạo không ít đồ chơi và đồ dùng dạy học, ví như bảng chữ số, bàn tính, tranh ảnh xếp hình, các loại hình khối bằng những tấm nhựa xốp cũng các loại bài…, con dán trên tường rất nhiều hình vẽ và các con số.
Mỗi buổi tối chúng tôi chơi một trò chơi khác nhau, tránh nhắc tới từ “học tập”, nhưng trên thực tế nội dung học tập đã được lồng ghép vào trong các trò chơi. Chúng tôi cùng nhau kể chuyện, đoán câu đố, biểu diễn tiết mục (đọc thơ Đường, hát bài hát thiếu nhi và bài hát tiếng Anh), cùng nhau đánh bàn tính (các phép tính cộng trừ), cùng nhau chơi trò mua bán (tính toán và phép cộng trừ), bịt mắt sờ đồ vật (nhận biết vài hình khối), tiếp xúc đồ vật và nghe âm thanh (đoán chất liệu), đi tàu (nhận biết bản đồ), kể chuyện (luyện trí nhớ), làm các thí nghiệm… Những trò chơi này kích thích mạnh mẽ hứng thú của cháu, nâng cao tinh thần ham học, phát triển trí tuệ, tăng thêm hiểu biết. Dần dần, cháu đồng ý ôn tập lai những từ đã học, tiếp học tiếng Anh, thơ Đường và các hoạt động rèn luyện năng lực khác.