Sớm biết chữ sự khai sáng trí tuệ (1)

Kể từ khi Điền Thần có mặt trên đời, tôi đã tập trung dạy cháu quan sát thế giới, nhận thức những vật mà cháu tiếp xúc, đồng thời cũng dạy cháu biết chữ, bởi chữ viết là công cụ quan trọng để loài người tiếp thu tri thức và làm phong phú tư tưởng, tình cảm của chính bản thân mình. Tôi nhận thấy khi cháu có thể quan sát các hình đơn giản như con mèo hay con chó trong sách, đưa bàn tay nhỏ xíu để chỉ vào chúng thì tôi nghĩ có thể dạy chữ cho cháu. Trẻ trước ba tuổi nếu giáo dục dùng phương pháp sẽ phát huy tốt khả năng tiềm ẩn dường như vô tận trong chúng.

Chuyên gia giáo dục sớm nổi tiếng của Nhật Bản Ibuka Masaru cho rằng trẻ dưới một tuổi nắm bắt sự vật không dựa vào trí nhớ mà sẽ khác sau nguyên vẹn những ấn tượng vào trong bộ não. Ông gọi phương pháp này là “nhận biết bằng mô hình”. Khả năng nhận biết mô hình ở trẻ dưới một tuổi vượt xa tưởng tượng của người lớn. Nếu từ 0 tuổi trẻ luôn tiếp xúc với loại kích thích này, trẻ sẽ mô hình hóa để nhập vào trong mạng lưới tế bào của não, não sẽ tự phát triển tiếp nhận loại kích thích này khá dễ dàng.

Nhà giáo dục người nhật cho rằng khả năng nhận thức của trẻ hoạt động theo quy luật giảm dần. Ví dụ, khả năng của một đứa trẻ sơ sinh là 100%, nếu ngay từ khi sinh ra chúng đã được thụ hưởng giáo dục lý tưởng thì sau này khi trưởng thành chúng sẽ sở hữu cả 100% khả năng ấy. Nếu bắt đầu giáo dục từ năm tuổi, cho dù vận dụng phương pháp giáo dục được biết đi nữa, chúng cũng chỉ có thể sở hữu được 80% khả năng. Nếu bắt đầu từ mười tuổi chúng chỉ sở hữu được 60% khả năng. Điều này cho thấy giáo dục càng muộn, khả năng của trẻ khi trưởng thành càng thấp. Đây chính là quy luật năng lực giảm dần. “Mọi người mẹ đều có cơ hội tạo nên những vĩ nhân hay những con người kiệt xuất. Cơ hội ngày nằm ở thời kỳ trẻ dưới một tuổi, đây chính là giai đoạn then chốt nhất trong cuộc đời mỗi con người.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!