Sử dụng thẻ chữ như thế nào?

Cách sử dụng thẻ chữ

Người lớn phải yêu quý những tấm thẻ chữ, dẫn dắt và giúp trẻ cũng yêu quý chúng. Phải giữ gìn thẻ chữ cẩn thận, những thẻ đã dùng bọc lại bằng giấy trắng, buộc chặt bằng dây chun. Ở bên ngoài giấy gói viết ngày tháng học cùng ngày tháng ôn tập và cho điểm trẻ. Hành động đó của người dạy trẻ sẽ tác động đến trẻ, trẻ sẽ nghiêm túc học chữ và giữ gìn thẻ chữ cẩn thận, từ đó nâng cao hiệu quả học chữ.

Khi trẻ nửa tuổi, chúng ta nên bắt đầu cho trẻ xem hình dạng chữ, nghe âm chữ. Đầu tiên phải dạy cho trẻ những chữ có liên hệ mật thiết với thực tế cuộc sống của trẻ và những sự vật mà trẻ thích, sau đó mới dạy những chữ lạ hơn. Với những chữ có liên hệ mật thiết trong cuộc sống của trẻ, trẻ đã nghe quen âm, hiểu được ý nghĩa, thậm chí rất thích những sự vật mà những chữ, từ này biểu thị. Khi học những chữ, từ này trẻ có thể liên tưởng đến những tình huống thú vị đã gặp trong cuộc sống, trẻ sẽ hứng thú, học nhanh, nhớ lâu. Ví dụ “búp bê”, “gà”, “gà con”, “mèo”, “gấu trúc”… Chúng ta muốn để trẻ “học chữ có ý nghĩa”, “học chữ và hiểu” khi trẻ một tuổi rưỡi hoặc sớm hơn một chút, phải tuân thủ những nguyên tắc lựa chọn chữ này, hiệu quả học chữ tự nhiên sẽ tốt.

Cho phép trẻ chọn chữ để học

Tốc độ ghi nhớ những chữ cùng được học một lúc của Người lớn và trẻ là không giống nhau. Có những chữ chỉ cần dạy một lần là nhớ, nhưng lại có những chữ học rất nhiều lần vẫn không thể nhớ được. Đây là biểu hiện của việc ghi nhớ có lựa chọn. Vì mỗi chữ đều có đặc điểm riêng của nó, mà kinh nghiệm cuộc sống của trẻ và liên hệ ý nghĩa của các chữ khác nhau cũng khác nhau.

Để thích ứng với tính lựa chọn trong nhận thức của trẻ, khi dạy chữ nên đưa ra nhiều thẻ chữ cho trẻ lựa chọn, để trẻ ghi nhớ một cách thoải mái những chữ dễ ghi nhớ. Không nên yêu cầu trẻ học bao nhiêu chữ thì phải nhớ, phải củng cố bấy nhiêu chữ, sau đó mới dạy những chữ khác. Cách làm đó không phù hợp với tâm lý của trẻ và nguyên tắc học chữ sớm, đó là biểu hiện của “phân hóa nhỏ lẻ”.

Do đặc điểm ghi nhớ lựa chọn của trẻ, mỗi lần học, bạn nên đưa ra cho trẻ nhiều thẻ chữ, cho phép trẻ nhớ một số chữ trong số thẻ đó, không phải mỗi lần dạy càng nhiều càng tốt. Thông thường đối với trẻ hai đến ba tuổi mỗi lần có thể đưa ra ba, bốn thẻ chữ; đối với trẻ ba, bốn tuổi mỗi lần có thể đưa ra năm đến tám thẻ chữ; đối với trẻ bốn, năm tuổi mỗi lần có thể đưa ra khoảng 10 thẻ chữ. Người dạy nên dựa vào tâm trạng và khả năng học chữ của trẻ để quyết định lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Khi đưa thẻ ra cũng có thể cho xen kẽ các thẻ chữ đã học vào, cho trẻ xem một lần, nhận “bạn cũ” trước, sau đó mới “kết bạn mới”.

Ấn tượng nhận biết về chữ và cách phát âm đầu tiên phải rõ ràng trong sáng. Việc ghi nhớ của trẻ có đặc điểm “cái ban đầu là cái chính”, cho nên ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Phải đưa ra dần từng thẻ chữ, khi đưa một thẻ chữ ra chỉ cho trẻ xem một giây, nghe chuẩn và rõ ràng âm của chữ đó, không nên có những động tác không dứt khoát và những lời giải thích dài dòng. Ví dụ, người dạy trẻ cầm thẻ chữ, giấu đi, khi trẻ tập trung chú ý mới bất ngờ đưa ra một thẻ, hướng dẫn trẻ đọc, sau đó mới bắt đầu trò chơi học chữ. Cũng làm tương tự như vậy với những thẻ chữ khác. Như vậy trẻ sẽ rất ấn tượng về chữ mới học.

Do trẻ có đặc điểm “thời gian tập trung ngắn” nên thời gian dạy chữ bằng thẻ mỗi lần không nên quá dài, từ một đến năm phút là vừa (không tính thời gian chơi). Việc chú ý tiêu hao rất nhiều năng lượng của con người, nên nếu thời gian trẻ học chữ dài sẽ gây cảm giác mệt mỏi, khiến trẻ không còn hứng thú với việc học chữ nữa. Nếu để trẻ thường xuyên rơi vào tâm trạng đó thì việc học chữ sau này sẽ khó thực hiện được. Người dạy trẻ cần chú ý để không phạm sai lầm do nóng vội.

Sử dụng thẻ chữ nên kết hợp với các trò chơi học chữ khác nhau, nhưng những trò chơi này chỉ nên tiến hành sau khi trẻ có được ấn tượng về chữ mới học (hình dạng chữ, âm của chữ) và hình ảnh của chữ đó phải được xuất hiện nhiều lần trong hoạt động trò chơi. Người dạy phải kết hợp chơi với học chữ một cách tự nhiên và sinh động. Nếu chỉ học chữ mà không chơi thì việc học trở nên vô vị, ngược lại nếu chỉ chơi mà không học thì sẽ mất đi mục đích của việc học chữ.

Khoa học cần sự sáng tạo, tưởng tượng,

cỏ tưởng tượng mới có thể phá vỡ được sự ràng buộc truyền thống, mới cỏ thể phát triển.

Quách Mạt Nhược

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!