Sự thay đổi của cơ thể mẹ tuần 17
Tử cung của mẹ không ngừng to lên, trọng tâm có sự thay đổi khiến hoạt động của mẹ không được dễ dàng như trước. Có mẹ trong thời gian này cảm thấy một bên bụng đau nhẹ, có mẹ lại cảm thấy đau lưng, đó là do sự thay đổi của dây chằng. Cùng với việc tử cung to lên, dây chằng hai bên của tử cung cũng không ngừng giãn ra, trở nên mềm hơn. Để tránh cho tử cung bị chèn ép, khi ngồi xuống lấy đồ gì cần cẩn thận, thao tác nhẹ nhàng.
Sự thay đổi của nội tiết sẽ khiến mẹ có triệu chứng ngạt mũi, niêm mạc mũi bị chảy máu, nhưng không được tùy tiện sử dụng thuốc chống ngạt mũi hoặc dung dịch nước nhỏ mũi. Thông thường, hiện tượng này sẽ tự khỏi. Trường hợp mũi bị chảy máu nhiều, nên cảnh giác với chứng bệnh cao huyết áp trong thời kỳ mang thai, kịp thời đến bác sỹ khám và xử lý.
Ngoài ra, sau tuần này, mẹ có thể tự ở nhà kiểm tra cơ thể, nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra thai đạp, tim thai, đo chiều cao, cân nặng…
Những điều chú ý khi mát xa bụng Mẹ
Mát xa sẽ thúc đẩy sự phát triển trí tuệ bé, làm tăng quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và bé, nhưng cũng cần có phương pháp, cha mẹ cần chú ý đến những điểm sau:
- Thời gian mát xa không nên quá lâu, mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút.
- Động tác nhẹ nhàng, có thể xoa nhẹ hoặc vỗ nhẹ, không được dùng lực.
- Không nên dùng tay xoa vòng tròn quanh bụng, tránh bé sẽ quay tròn theo, dẫn đến tràng hoa quấn cổ. Ngoài ra, khi thai đạp nhiều, mát xa dễ dẫn đến hiện tượng tràng hoa quấn cổ.
- Khi bắt đầu mát xa, nếu phản ứng của thai nhi mạnh, chứng tỏ bé chưa quen, mẹ cần ngừng lại ngay, lần sau có những kích thích phù hợp để bé quen dần.
- Ở giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung có sự co thắt không theo quy luật, khi tử cung co thắt, bụng cũng sẽ cứng hơn. Nếu mẹ sờ thấy da bụng cứng, không nên xoa bụng, cần mát xa sau khi bụng mềm lại.
- Nếu Thai phụ có nguy cơ bị xảy thai, đẻ non hoặc có cơn co tử cung sớm… thì không nên tiến hành phương pháp mát xa.
Xem thêm:
Thông tin Hữu Ích 😀