Tâm lý hoảng sợ của trẻ là hiện tượng đối phổ biến

Tâm lý hoảng sợ của trẻ là hiện tượng đối phổ biến, những đứa trẻ mang trạng thái tâm lý này thường có tính ỷ lại cao, khi lớn thì rất nhát gan và yếu đuối. Tôi chưa bao giờ nói những câu dọa con như “Không nghe lời thì đi tiêm nhé!” hoặc “Mẹ tới kìa”… Còn nhỏ, có một lần hai mẹ con đi dạo lúc chiều tối, cháu chỉ vào cái bóng trên mặt đất hỏi: “Mẹ ơi, đây là cái gì?” “Cái bóng”. Tôi vừa trả lời dứt, xung quanh bỗng vang lên một âm thanh kỳ lạ, cháu sợ quá, tưởng là do cái bóng phát ra, ôm chặt lấy tay tôi, không dám nhìn xuống mặt đất nữa, sau khi về nhà tôi dò hỏi cháu sợ cái gì? Cháu nói: “Con sợ cái bóng, bóng tối và tiếng vù vù của ô tô to…” thậm chí ngay cả bức tranh chim công treo trên tường cháu cũng sợ cháu còn hỏi: “Yêu tinh là gì hả mẹ?” tôi hiểu rằng có thể ai đó đã dọa cháu, cháu liên kết các vật mình sợ lại với nhau, khiến cho bản thân càng sợ hãi thêm. Thế là tôi từng bước giúp cháu xua tan nỗi sợ hãi, trước tiên tôi dùng tay làm hình chim bồ câu, để bóng của nó in lên tường cho cháu xem, lúc thì biến thành hình em bé, lúc thì biến thành hình ông già đang xúc đất… để thu hút cháu, sau đó hỏi cháu: “Cái bóng này có đẹp không hả con?” cháu nói đẹp lắm. Tôi lại hỏi: “Cái bóng này màu đen, cái bóng này màu đen, có đáng sợ không con?” Cháu trả lời: “Không đáng sợ mẹ ạ!” Tôi giảng cho cháu yêu tinh là tiên nữ. Bởi vì cháu thích tiên nữ, vẫn chưa hiểu yêu tinh là gì, như vậy sẽ thấy đổi nghĩa của “yêu tinh”, xóa đi ấn tượng đáng sợ trong cháu. Nhờ thế, cháu sẽ được sống trong thế giới nhỏ bé của mình một cách tự do tự tại, không cần phải dựa dẫm vào vòng tay của mẹ, nâng cao khả năng tự lập cho cháu. Do được bồi dưỡng hàng ngày nên cháu đã có thể tự xử lý một số việc khó ngay từ khi còn rất nhỏ.

Ví như khi cháu 18 tháng tuổi, có lần tôi đi ra ngoài đổ nước, lúc quay lại cháu chỉ vào đống quần áo nói: “Con nhện, đè lên, đợi mẹ”, tôi không hiểu gì cả, bỏ quần áo ra xem, thấy một con nhện nằm bất động trên giường. Thì ra cháu sợ nó chạy mất nên đã lấy quần áo đè lên chờ tôi vào xử lý. Điều làm tôi khó quên và cảm động nhất là khi cháu cai sữa lúc hơn một tuổi, tôi chỉ vắt ra một chút sữa, cháu nhìn thấy nói: “Mẹ đậy vào, không cần ăn đâu ạ!” tôi chợt nhận ra cháu đã lớn rồi, tôi không khuyến khích cháu ăn sữa mẹ nữa. Chúng tôi tiếp tục ngủ như không có chuyện gì, hơn mười phút sau, cháu dường như nhớ ra chuyện gì đó, bắt đền và vạch áo tôi ra. Tôi lại vắt ra một chút sữa, cháu vẫn nói như trước rồi lại xoay người và ngủ tiếp. Nguồn sữa mẹ mà một đứa trẻ vô cùng yêu thích đã được cháu “cai” như vậy đấy, hoàn toàn không phải vắt và bôi ớt, cũng không có chuyện khóc lóc cả đêm, thật là kỳ diệu.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!