Thai giáo (Tuần 14)

Thai giáo cho bà bầu

Nắm bắt thời kỳ mẫn cảm để thai giáo

Thai nhi phát triển từng bước theo đà phát triển. Sự phát triển thần kinh thính giác, thị giác, xúc giác và vị giác đều được hoàn thành theo một trình tự nhất định. Nắm rõ điều này để có phương pháp thai giáo hợp lý, sẽ tạo hiệu quả cao trong việc phát triển khả năng của trẻ.

Xúc giác của bé xuất hiện sớm khoảng từ tuần 13 – 16. Ở giai đoạn này, khi mẹ dùng tay xoa bụng, thai nhi đã có những động tác phản ứng như nhăn mày, nhắm mắt, giơ tay, đá chân…, vì thế, mẹ có thể áp dụng thai giáo bằng mát xa và vận động nhiều hơn. Khi có sự vận động thích hợp sẽ làm cho nước ối dịch chuyển, là bài rèn luyện tốt cho xúc giác mẫn cảm của bé.

Đến tuần 25, hệ thống truyền âm của bé đã cơ bản phát triển hoàn chỉnh ở tuần 28, bé đã có phản ứng thính giác, lúc này mẹ nên tập trung vào việc nói chuyện và cho bé nghe nhạc.

Mắt của bé mặc dù hình thành sớm, nhưng phản ứng thị giác lại xuất hiện muộn, hơn nữa đa số thời gian bé đều nhắm mắt. Khoảng từ 25 – 28 tuần tuổi, mắt bé sẽ mở, nên từ tuần 24, mẹ có thể dạy bé phân biệt ánh sáng bằng cách tắm nắng hoặc chiếu sáng.

Vừa làm việc nhà, vừa nói chuyện với bé

Thai giáo bằng cách nói chuyện là phương pháp rất tốt, mẹ có thể vừa làm việc nhà vừa nói chuyện với bé, như vậy mẹ cũng được vận động, mà bé cũng được phát triển.

Trước khi bạn làm việc nhà, bạn có thể xoa bụng, nói với bé: “Con ơi, bây giờ mẹ con mình bắt đầu làm việc nhà nhé!”. Sau đó, sử dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết, như đeo khẩu trang, đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ…

Khi bạn rửa bát, bạn có thể vừa rửa vừa nói với bé yêu hôm nay nhà mình ăn món ăn gì, món rau này tốt cho sức khỏe như thế nào, tại sao rửa bát càng sạch càng vệ sinh. Khi quét dọn nhà cửa, bạn có thể miêu tả cho bé nghe hình dáng ngôi nhà của mình, cảm nhận của bạn về ngôi nhà đó.

Tóm lại, hãy nói chuyện với bé bất cứ lúc nào bạn muốn, khi mệt thì dừng lại, không nên cố.

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!