Để làm rõ điều này, các nhà khoa học đã từng làm thì nghiệm giải phẫu sinh lý học: bắt những chú chuột bạch sinh cùng thời điểm, có cùng trọng lượng cơ thể rồi chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất được sống trong một căn phòng rộng rãi, ánh sáng đầy đủ, cùng nhiều loại âm thanh và các loại đồ chơi khác nhau như ống tròn, thang trượt, vì thế những chú chuột nhỏ có thể tự do chơi đùa thỏa thích. Những chú chuột trong nhóm còn lại được đem nhốt và một chiếc lồng riêng biệt, không có âm thanh, ánh sáng, không có bạn bè cũng không có đồ chơi. Hai nhóm chuột được nuôi với chế độ dinh dưỡng như nhau, được ăn những loại thực phẩm cao cấp mà chúng thích nhất.
Sau 19 ngày, các nhà khoa học bắt đầu tiến hành kiểm tra, kết quả cho thấy, tuy những chú chuột được hưởng chế độ dinh dưỡng như nhau, nhưng những chú chuột được ăn, được chơi, được tiếp xúc với bạn bè và được tiếp nhận những kích thích đa dạng phong phú rất nhanh nhẹn và linh hoạt, khi bị thả vào mê cung, các chú đều tìm được đường ra, khi tìm thức ăn thì dũng cảm tiến lên phía trước, con người không thể bắt được chúng. Ngược lại, những chú chuột chỉ được ăn, không được chơi, thiếu bạn bè và sự kích thích thì đầu óc ngu dốt, khi bị thả vào mê cung không tìm được đường ra, khi bị bắt cũng không có phản ứng trốn chạy.
Sau đó, các nhà khoa học giết những chú chuột thuộc cả hai nhóm này để tiến hành giải phẫu sinh lý; nhằm xem xét sự khác biệt về não bộ của hai nhóm chuột. Kết quả là, não bộ của những chú chuột được kích thích một cách đầy đủ trọng lượng, thể tích lớn, hệ thống tế bào thần kinh phát triển đầy đủ, phía trên tế bào thần kinh xuất hiện nhiều các mấu hình cây và hình trục (các sợi dây thần kinh), các loại protein và enzim đầy đủ, não bộ phát triển bình thường; ngược lại, với những chú chuột chỉ được ăn mà không được chơi, não bộ của chúng ở trong trạng thái bị thu nhỏ lại, trọng lượng nhẹ, thể tích nhỏ, các sợi dây thần kinh hầu như không dài ra, thành phần của thần kinh cũng không đầy đủ.
Từ thí nghiệm trên của các nhà khoa học, chúng ta có thể thấy, cho dù là loài chuột đi nữa, kích thích chức nằn não bộ có hạn của chúng cũng là một loại dinh dưỡng về mặt tinh thần không thể thiếu trong quá trình phát triển của não bộ. Bộ não của con người càng cần được kích thích như vậy.
Các bác sỹ đã từng giải phẫu thi thể của những người có trí tuệ kém cỏi sau khi họ qua đời và phát hiện ra rằng, não của họ cũng có hiện tượng bị teo nhỏ lại. Tuy vậy, với những đứa trẻ bị tổn thương não bộ ngay từ khi sinh ra, nếu kịp thời được giáo dục tốt trong thời kỳ phát triển của não bộ, được cung cấp một lượng lớn dinh dưỡng về mặt tinh thần, được kích thích sử dụng bộ não một cách vui vẻ có thể bù đắp được khiếm khuyết về mặt sinh lý của bộ não, từ đó khôi phục chức năng của não, thậm chí trẻ có thể lớn lên với trí thông minh và trí tuệ hơn người.