Trò chơi cảm nhận

Trò chơi cảm nhận cho trẻ

  1. Tìm đôi cho thẻ màu
    Cùng làm với trẻ một số thẻ màu sắc, cắt giấy màu đủ loại thành những miếng hình vuông nhỏ, dán lên trên những miếng giấy cứng, vừa dán vừa nói tên màu sắc cho trẻ, mỗi màu làm hai thẻ.
    Người lớn và trẻ, mỗi người cầm một tập. Khi người lớn đưa ra một thẻ màu, trẻ cũng phải đưa ra thẻ màu tương tự. Nếu trẻ tìm đúng thì khen ngợi trẻ và lấy bút màu tương ứng viết tên màu đó lên mặt sau của thẻ cho trẻ học. Trong khi học chữ kiểu tìm đôi như vậy, việc học chữ và nhận biết màu sắc sẽ hỗ trợ lẫn nhau.Sau khi nhận biết chữ xong, bạn hãy dạy trẻ đọc câu hát: “đỏ, da cam, vàng, lục, tím, lam, xanh, bảy màu thật đẹp”.
  2. Tìm hình
    Cùng với trẻ làm các thẻ có hình dạng khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn (dựa vào khả năng tiếp thu của trẻ thêm dần hình bán nguyệt, hình thoi, hình thang, hình tam giác vuông, hình quạt vào), vừa làm vừa nói cho trẻ biết tên gọi của các hình. Bạn cũng chia các thẻ ra thành hai bộ. Người lớn cầm một bộ, trẻ cầm một bộ (nếu ở nhà trẻ thì phát cho mỗi trẻ một bộ). Người lớn nói: “hình nào”, trẻ phải lấy hình đó: Nếu trẻ lấy đúng thì khen ngợi trẻ và viết tên hình lên hình đó cho trẻ học. Sau khi chơi xong dạy trẻ đọc câu hát: “Hình vuông vuông, hình tròn tròn, hình chữ nhật gầy, hình tam giác nhọn”.
  3. Tìm màu sắc, tìm hình
    Viết một số chữ chỉ màu sắc “đỏ”, “vàng”… và một số chữ chỉ hình dạng “tròn”, “vuông”, “nhọn”… sau khi cho trẻ xem qua một lần thì đưa cho trẻ. Sau đó hỏi: “Trong phòng có những vật gì màu đỏ?” “Những vật gì hình vuông?”… Yêu cầu trẻ đi tìm, nếu tìm đúng thì đặt chữ tương ứng lên đồ vật đó.
  4. Mò túi
    Dán tên lên các loại hoa quả, sau khi trẻ nhận biết một lần thì cho vào túi, sau đó để trẻ mò (không được nhìn). Người lớn nói tên loại quả nào, trẻ phải tìm ra loại quả đó, sau khi tìm được thì đọc chữ dán bên trên, nếu đọc đúng thì cho trẻ ăn quả đó. Lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần, không những trẻ học được chữ, mà còn giúp trẻ phát triển xúc giác, tư duy hình ảnh và khả năng phán đoán.
    Cũng có thể dùng hai chiếc túi, bên trong đặt những đồ vật giống nhau, yêu cầu trẻ dùng hai tay mò hai túi và đồng thời lấy ra hai vật giống nhau. Cách này có thể bồi dưỡng khả năng phân phối khả năng tập trung của trẻ.
    Sau khi chơi xong, đọc bài hát sau:
    Chuối, táo, quýt, lê,
    Lạc, hạt dưa, đường.
    Mò được đúng, nếm một chút,
    Chơi chơi ăn ăn rất là thơm.
  5. Phân biệt âm thanh
    Bịt mắt trẻ lại, sau đó người lớn bày các đồ vật ra, để chúng phát ra âm thanh cho trẻ đoán. Ví dụ để đinh sắt, miếng gỗ rơi xuống đất, gõ vào đồ sành sứ, gõ chân lên mặt đất, va hai lọ thuốc vào nhau, bẻ gãy một cây gậy nhỏ, bật tắt đèn, đập vào quần áo… Trẻ đoán đúng được một vật thì mở mắt ra xem, học chữ và từ liên quan, sau đó lại tiếp tục đoán. Cách này vừa giúp trẻ luyện thính giác vừa bổ trự cho việc học chữ của trẻ. Những chữ và từ đó cần phải chuẩn bị trước, ví dụ: “lanh canh”, “tách”, “choang một cái”, “lách cách”…
    Sau khi chơi có thể đọc bài hát sau:
    Gõ vào cốc, chạm vào lọ
    Bẻ cây gậy, vứt đinh sắt.
    Lanh canh lách cách thật vui tai.
    Với trò chơi phân biệt âm thanh này ta cũng có thể ghi âm các âm thanh lại, như tiếng đánh trống, tiếng gõ vào sắt, vỗ tay, tiếng ve kêu, chim kêu, chó, gà kêu, tiếng người nói… Sau đó cho trẻ nghe và đoán, như thế trẻ sẽ học được rất nhiều từ.
    Cũng có thể cho trẻ ném đá, cát, hạt đậu, bi thủy tinh, bao cát vào trong hộp đựng bánh quy, lắc lên và hỏi trẻ âm thanh phát ra của những đồ vật khác nhau có giống nhau không. Tiếp đó, dạy trẻ các từ như “vang”, “trong trẻo”, “không thành tiếng”…
  6. Nếm
    Bịt mắt trẻ lại, sau đó dùng thìa cho trẻ nếm các loại rau quả mà trẻ từng ăn, để trẻ đoán đó là gì, có mùi vị ra sao. Sau khi chơi có thể học các chữ như “chuối – thơm”, “quýt – ngọt”, “ót – cay”, “mướp đắng – đắng”… và đọc bài hát: “Rau xanh hoa quả nhiều dinh dưỡng, chua ngọt đắng cay em nếm thử”.
  7. Ngửi
    Cho rượu, dấm, dầu thơm, nước hoa, lá chè, ngũ vị hương, xì dầu, băng phiến, bột ớt vào các lọ kín khác nhau, để trẻ ngửi từng lọ rồi đoán xem bên trong đựng gì. Trẻ đoán đúng thì người lớn viết tên chất đó lên thẻ chữ, cho trẻ đọc, rồi dán lên lọ. Cách này có thể luyện khứu giác nhạy bén, phân biệt các vật và chữ khác nhau. Khi ôn lại có thể cho trẻ ngửi lần nữa.
    Sau khi chơi xong, có thể đọc bài hát: “Mũi của em rất thính, các loại mùi đều nhận rõ. Rượu thơm dấm chua ớt cay, cam ngọt”.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!