Trò chơi nhận biết sự vật

Cùng trẻ chơi trò chơi nhận biết sự vật

  1. Chỉ vào cơ thể
    Để trẻ học chữ rồi chỉ ra các bộ phận cơ thể tương ứng, như đầu, trán, mắt, tai, mũi, miệng, mặt, tay, cằm, cánh tay, rốn, ngực, mông… Nếu trẻ đọc nhanh, chỉ nhanh thì được thưởng, đọc sai chỉ sai sẽ bị phạt.
  2. Chỉ đồ vật
    Đưa cho trẻ các thẻ chữ viết tên đồ vật, sau đó người lớn chỉ vào các đồ vật trên bàn như bát, đĩa, cốc, thìa, đũa, cơm, món ăn, lọ… Người lớn nói đến đồ vật nào trẻ phải tìm ra chữ tương ứng để vào bên cạnh đồ vật đó và đọc to chữ đó.
  3. Đi chợ
    Viết các thẻ chữ bắp cải, củ cải, dưa chuột, thịt lựn, trứng gà, hành, tỏi, gừng, cải bó xôi, củ sen, cà chua… cùng trẻ sắp xếp các quầy hàng giống như ở chợ. Đưa cho trẻ một cái khay để trẻ đi mua, bạn dặn trẻ mua gì thì trẻ phải mang thẻ chữ đó về, sau khi mua xong nói rõ từng thứ đã mua.
  4. Ghép hình
    Dùng những tờ giấy cứng làm thành các hình to nhỏ khác nhau, như hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình bán nguyệt… sau đó cùng trẻ ghép hình. Hỏi trẻ “Cái này giống hình gì?”, “Cái kia giống hình gì?” Khi trẻ trả lời đúng thì viết chữ hoặc để trẻ đặt thẻ chữ tương ứng xuống phía dưới hình.
  5. Phân loại
    Xếp các thẻ chữ lên nhau, yêu cầu trẻ tìm những thẻ chữ cùng chủ đề như động vật, hoa quả… Khi trẻ tìm đúng thì khen ngợi, khích lệ trẻ.
  6. Tìm thức ăn cho các con vật
    Chuẩn bị một số đồ chơi hoặc tranh ảnh các con vật, xếp thành một nhóm, xếp các thẻ chữ thực phẩm thành một nhóm khác. Hỏi trẻ “Cún con thích ăn gì nhất?”, “Mèo con thích ăn gì nhất?”… Để trẻ đựng thẻ chữ thực phẩm đưa đến trước mặt các con vật, trẻ làm đúng thì khích lệ trẻ.
  7. Có thể xếp gì lên xe tải?
    Chuẩn bị một chiếc xe tải đồ chơi, hỏi và gọi ý cho trẻ những thẻ chữ liên quan đến chủ đề “xe tải” như: “cát”, “gạch”, “ximăng”, “gỗ”, “sắt thép”, “máy móc”, “rau xanh”, “contenno”… Nếu trẻ xếp những thứ không xếp lên được (như “nước”) thì phải giải thích rõ nguyên nhân và yêu cầu trẻ xếp lại.
  8. Đặt câu với thẻ chữ
    Chuẩn bị một số thẻ chữ và từ, nội dung là những gì mà trẻ thường gặp trong cuộc sống, để trẻ xem thẻ chữ đặt câu. Ví dụ đưa ra ba thẻ chữ, thẻ bên trái là “mẹ”, thẻ ở giữa là “bạn nhỏ”, “thẻ bên phải là “vui”. Gợi ý trẻ đặt những câu như “Mẹ đưa bạn nhỏ đi nhà trẻ, bạn nhỏ rất vui”, hoặc “Mẹ kể chuyện cho bạn nhỏ, bạn nhỏ cười vui”. Tốt nhất là dùng những chữ giống nhau để đặt các câu khác nhau.
  9. Dùng gương phản chiếu đọc từ đọc câu
    Trên tường có treo từ và câu, bạn để trẻ dùng gương chiếu ánh sáng mặt trời vào, chiếu sáng từ nào câu nào thì đọc to từ đó, câu đó lên. Cũng có thể là người lớn chiếu gương, trẻ đọc hoặc trẻ chiếu gương người lớn đọc, rồi kiểm tra lẫn nhau.
  10. Học nói từ đối ứng
    Hoạt động này vừa giúp trẻ học chữ, vừa tăng thêm kiến thức, lại rất thú vị. Người lớn cầm một thẻ chữ lên, đọc to, trẻ phải tìm thẻ chữ ngược lại, đọc to lên.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!