Trò chơi và địa lý

Vui chơi là bản tính của trẻ em

Sức tưởng tượng trong khi trẻ vui chơi vô cùng phong phú. Có một hôm sau bữa cơm tối, La Tường đòi bố vẽ sông Trường Giang, bố cháu dùng phấn vẽ một đường cong trên mặt đất, tượng trưng cho dòng sông. Cháu nói sông Trường Giang có đá ngầm, ghềnh đá, đảo, ngọn hải đăng. Chúng tôi viết thêm “đá ngầm, ghềnh đá, đảo” và chú thích rõ cả ngọn hải đăng. La Tường bèn lấy một chiếc hộp giấy và nói đây là tàu thủy, nó kêu tu tu. Tàu thủy chạy trên sông, vòng qua đá ngầm, đảo, ghềnh đá, nếu đâm vào đá ngầm, tàu sẽ hỏng. Ngọn hải đăng sẽ chỉ dẫn tàu thuyền đi trong đêm tối.

Chúng tôi lại viết thêm tên các cảng biển Trùng Khánh, Vạn Huyện, Nghi Xương, Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải. Cháu lại cầm lấy “tàu thủy”, kêu tu tu và nói: “Đã đến cảng Trùng Khánh, ông nội xuống tàu; đã đến cảng Vạn Huyện, bà nội về nhà; đã đến cảng Nghi Xương, bố xuống tàu; đã đến cảng Vũ Hán, mẹ xuống tàu;”. Cháu chơi rất vui, đến tận tối mà vẫn còn đời bố vẽ sông Hoàng Hà, nói rằng cháu muốn lái tàu đến sông Hoàng Hà.

Trò chơi giúp cho sức tưởng tượng của trẻ được phát triển đầy đủ, những chuyện mà Người lớn cho là bình thường thì trong mắt trẻ lại vô cùng thần kỳ. Khi cha mẹ trở thành người cùng tham gia vào các hoạt động vui chơi của trẻ, trẻ sẽ nghe lời bố mẹ, đem lại niềm vui cho cha mẹ.

Bé La Tường bắt đầu có hứng thú với bản đồ từ khi cháu hai tuổi rưỡi. Cháu đời chúng tôi cầm tay cháu chỉ và giảng cho cháu nghe các thành phố, sông, núi… Cháu biết chữ nên vừa nhìn đã nhận ngay ra. Cháu còn chỉ lên bản đồ hỏi rất nhiều thứ, chúng tôi đều kiên nhẫn trả lời cháu.

Sau đó, chúng tôi vẽ “Bản đồ các thành phố chính”, “Bản đồ các sông chính”, “Bản đồ các núi chính” của đất nước, để cháu có thểm kiến thức địa lý.

Về phương pháp giảng dạy, chúng tôi luôn cố gắng mở rộng tầm mắt cho trẻ, tận dụng mọi cơ hội để làm phong phú thêm kiến thức cho trẻ. Phương pháp này tốt hơn nhiều so với phương pháp truyền thụ kiểu “nhồi nhét”.

Dịp quốc khánh năm 1986, chúng tôi đưa cháu đi Trùng Khánh du lịch, điều này rất có lợi cho việc phát triển trí lực của cháu.

Trùng Khánh là một thành phố núi rất đẹp. Cháu thấy mới mẻ, tò mò và thích thú. Cháu có thể xem được cả bản đồ thành phố Trùng Khánh. Cháu còn biết từ ga Trùng Khánh có hai đường đi cáp treo. Có lẽ vì khi chơi, chúng tôi cho cháu quan sát rất kỹ, buổi tối lại bắt cháu thuật lại, nên cháu có ấn tượng sâu sắc. Khi đi tàu trở về, một cháu bé hơn năm tuổi người Trùng Khánh đã thi nói các địa danh của Trùng Khánh với La Tường, kết quả là, bé người Trùng Khánh kia đã thua La Tường của chúng tôi, du khách trên tàu đều lấy làm thích thú.

Khi về đến nhà, chúng tôi làm báo tranh thơ “Du lịch Trùng Khánh”, chúng tôi đã viết được các bài “Bia kỷ niệm giải phóng”, “Cầu Trường Giang”, “Tàu điện”, “Cáp treo”. Cháu rất thích và thuộc lòng các bài thơ đó chỉ trong mấy ngày. Trong đó còn có cả thơ của cháu: “Ngọn hải đăng, sáng lung linh, giống như một vì sao trên trời”. “Thuyền và thuyền, tôi và bạn, bạn và tôi, va đi va lại, thật là vui; bạn và tôi, tôi và bạn, làm sóng biển vỗ dạt dào”.

Sau khi trở về nhà, cháu còn nói phóng đại về những gì nhìn thấy ở Trùng Khánh, như hà mã ở vườn bách thú nặng ba tấn, hổ Đông Bắc, hổ Hoa Nam nặng hai tấn, khiến cả nhà có những trận cười vui vẻ. Chuyến du lịch Trùng Khánh đã mang lại cho cháu những ký ức đẹp, khó quên.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!