Thế nào gọi là trò chơi trẻ em?
Chơi không phải là giải lao một cách vô vị nhàm chán, càng không phải là chơi không mục đích. Việc vui chơi nên được giáo dục chỉ đạo, “giáo dục của tình yêu”, “học qua chơi” và “tiến bộ vui vẻ” có mục đích. Có như thế nói phát huy được hiệu quả của việc chơi trong quá trình trưởng thành của trẻ và không làm mất đi hứng thú, trí tuệ, ý chí, phẩm chất đạo đức của trẻ, trẻ sẽ không uể oải, kiêu căng, quấy khóc.
Trái ngược với những trò chơi không có mục đích, trò chơi “chơi mà học” có thể thu hút sự chú ý của trẻ. Nhà giáo dục học người Nga Usinxki đã từng nói: “Chú ý là cánh cửa duy nhất của tâm hồn chúng ta, tất cả mọi thứ trong ý thức đều phải vượt qua nó nói vào được”. Trò chơi cũng có thể khơi dậy sức sống của trẻ, thậm chí có khi chỉ một, hai lần tham gia vào trò chơi cũng có thể ảnh hưởng và quyết định phương hướng sự nghiệp, trình độ hoạt động của trẻ sau này.
Nội dung hoạt động của trò chơi rất rộng, toàn diện và thú vị. Bao gồm trò chơi tập thể, trò chơi độc lập, trò chơi tĩnh, bắt chước, sáng tạo, nói, viết, biểu diễn; còn có hoạt động kết hợp với đồ chơi, nhạc cụ, sách vở, công cụ, thực nghiệm, tham quan, ngắm cảnh. Cha mẹ và người làm công tác giáo dục trẻ có nhiều cơ hội để học và nghiên cứu những trò chơi đó. Dù bạn dạy trẻ trò chơi nào, thì trò chơi đó cũng không thể thiếu sự góp mặt của ngôn ngữ. Ngôn ngữ chỉ đạo trò chơi, qua trò chơi phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp mà con người sử dụng rộng rãi nhất, gần như song hành với mọi hành vi của con người, ngay cả đứa trẻ chưa biết nói, hàng ngày cũng luôn được nghe mẹ nói, nó không thể lớn lên mà tách rời ngôn ngữ. Vậy chữ viết có thể tham gia vào trò chơi và có thể học chữ trong các trò chơi được không? Câu trả lời là có, thực nghiệm đã chứng minh nó sẽ mang lại thành công. Chữ viết là ký hiệu biểu thị ngôn ngữ, cũng là một loại công cụ, đã là công cụ thì đều có thể nắm bắt được trong khi sử dụng, chữ viết cũng không ngoại lệ.