Bắt đầu dạy từ đâu?
Nhìn chung, khi mới bắt đầu chỉ nên dạy một số chữ đơn giản, ví dụ như “tay, chân, miệng, lớn, nhỏ…” Nhưng cũng không thể quá cứng nhắc, nguyên tắc của tôi là: Tất cả những gì quen thuộc trong phạm vi cuộc sống của trẻ đều là lựa chọn hàng đầu. Ví dụ, cháu ngoại tôi đã biết tủ lạnh từ rất sớm, cháu cũng nhận biết được màu sắc, tôi liền dạy cháu từ “tủ”, “xanh”, hai chữ này khá phức tạp, nhưng có vật để chỉ, có thể nhìn thấy, sờ thấy. Ngược lại, những chữ như “năm”, “ốm”, rất trừu tượng, không thể giảng được, tưởng chừng như bất lợi cho việc ghi nhớ. Theo tôi, trong con mắt của trẻ không có khái niệm về đơn giản và phức tạp. Trẻ nhận biết thế giới phần lớn vẫn chỉ dừng lại ở vấn đề khác biệt về “hình dạng”, hơn nữa, khả năng phân biệt của trẻ ở phương diện này khá tốt. Nếu không, tại sao một trẻ sơ sinh mới được sáu tháng tuổi, trước bà, cô, dì mà lại chỉ nhào vào lòng mẹ mình?
Tốc độ nhận mặt của trẻ khá nhanh, có lúc nhanh đến mức bạn không thể tin được
Cháu ngoại tôi từ ba tuổi trở đi, một ngày có thể học được 30-40 thẻ chữ, tốc độ vượt xa so với vốn sống của cháu. Do đó, tôi phải nghĩ mọi cách để tìm biện pháp bổ sung, như đưa cháu đi chơi, quan sát nhiều, nói nhiều (các cuộc nói chuyện hàng ngày cũng làm vốn từ của cháu phong phú hơn), giúp cháu mở rộng tầm hiểu biết, từ đó đưa ra những chữ “mới”. Chính vì thế có lúc vốn hiểu biết vẫn không theo kịp tiến độ học chữ, đành phải “học trước, biết sau”, học chữ để tìm hiểu cuộc sống. Đây chính là biện pháp tốt nhất.
Ngoài ra, đối với những từ ghép, bạn nên chia ra dạy vào các thời điểm khác nhau, nghĩa là khi trẻ đã nắm vững một chữ, mới tiếp tục dạy chữ thứ hai. Ví dụ, với từ “rẽ ngoặt”, nếu bạn giảng cho trẻ đây là “rẽ” trong từ “rẽ ngoặt” hay đó là “ngoặt” trong từ “rẽ ngoặt”, sẽ khiến trẻ càng trở nên mơ hồ trong vòng luẩn quẩn.
Có một cuốn tự điển là hết sức cần thiết, nhưng một số người lại không coi trọng điều này
Họ cho rằng, mình từng này tuổi, việc dạy một đứa trẻ dễ như trở bàn tay, song thực tế không đơn giản như vậy. Trước tiên, chúng ta rất dễ gặp phải trở ngại về ngôn ngữ. Bản thân tôi, sinh ra ở Sơn Đông, công tác ở An Huy, dẫn tới tình trạng “giọng Nam điệu Bắc” (giọng miền Nam nhưng âm điệu của miền Bắc), phát âm không chuẩn, có lúc ngay cả bản thân mình đọc lên cũng cảm thấy ngượng nghịu. Sau này, khi dựa vào tự điển, tuy vẫn chưa đạt đến mức âm chuẩn chữ đúng, nhưng cũng khá hơn nhiều so với tình trạng trước đây. Thứ hai, không phải ai trong chúng ta cũng làm công việc liên quan đến chữ nghĩa, có yêu cầu nghiêm ngặt trong việc nói và viết hàng ngày hoặc nói viết đúng sai cũng không có ảnh hưởng gì lớn. Nhưng khi là “giáo viên” cho trẻ, bạn tuyệt đối không được phép như vậy. Thường ngày, bạn có thế đọc nhầm, viết nhầm chữ này thành chữ khác; nhưng khi dạy trẻ, liệu bạn có thể nói và viết như thói quen hàng ngày? Để thật chính xác, tốt nhất bạn nên tra tự điển. Ngoài ra, một điều không quan trọng lắm, đó là mỗi khi dạy trẻ một chữ, bạn nên đánh dấu vào tự điển, để tránh dạy lại, giảm bớt những rắc rối không cần thiết.