Xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn với trẻ

Thân thiết với trẻ

Cần xây dựng quan hệ thân thiết với trẻ

Trong gia đình, người thân cận và gần gũi nhất với trẻ là bố, mẹ, ông, bà. Nhưng khi bạn là “huấn luyện viên trưởng” của trẻ, bạn vẫn cần phải xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn với trẻ, khiến trẻ cảm thấy thích thú khi ở bên bạn, đây là điều kiện không thể thiếu để bạn tiến hành dạy trẻ. Muốn làm được điều này, theo tôi, có hai điểm cần chú ý:

  • Khi ở cùng trẻ, bạn cố gắng giả làm một người ngốc nghếch và vụng về để trẻ cảm thấy bạn không phải 30 tuổi, 40 tuổi, càng không phải 50-60 tuổi, mà bạn cũng là một “em bé” thực thụ giống như trẻ.
  • Không nên động một chút là lên lớp trẻ, đặc biệt khi học cùng trẻ càng không nên ra dáng một “ông thầy” hay dọa nạt đánh mắng. Làm như vậy, trẻ sẽ không chỉ ngày một né tránh bạn, thậm chí còn xuất hiện những phản xạ có điều kiện không tốt – mỗi khi học lại nhớ đến khuôn mặt u ám của bạn, từ đó có thái độ sợ hãi, chán nản học hành. Trong khi học, nếu gặp phải trường hợp trẻ không vâng lời (đây là tình trạng thường xuyên xảy ra), phải từ từ uốn nắn và hướng trẻ tập trung vào việc học. Đại não của trẻ rất linh hoạt, khả năng tập trung rất dễ bị phân tán. Ví dụ, đang làm việc này nhưng đột nhiên nghe thấy hay nghĩ đến thứ khác, trẻ sẽ chuyển ngay sang làm việc khác. Lúc đó, bạn phải cùng trẻ làm điều chúng thích, sau đó tìm cơ hội dỗ trẻ, chuyển sự chú ý của trẻ vào học chữ, tuyệt đối không nên bắt ép trẻ.

Nhiều bậc cha mẹ thường than phiền, việc cơ quan và việc gia đình quá bận rộng, làm gì còn thời gian để dạy! Nhưng tôi khẳng định với các bạn một điều, chúng ta có thời gian.

Bạn có xem tivi không?

Nếu có, sao bạn lại không cùng xem và đọc theo trẻ, chúng ta tìm đâu ra một giáo viên tốt, phát âm chuẩn xác như các phát thanh viên? Hay khi bạn cho trẻ đi vệ sinh, hãy đưa cho trẻ một tuýp kem đánh răng và nói với chúng đây là “kem đánh răng”. Hoặc khi mua kem cho trẻ, bạn có thể đọc những chữ in trên vỏ bao cho trẻ nghe. Khi ôm trẻ ngủ, bạn có vừa nhẹ nhàng vuốt ve vừa chỉ dạy tên của các bộ phận trên cơ thể không? Khi bạn và trẻ đi dạo, đến công viên, cửa hàng, bạn đã từng chỉ và kể cho trẻ về những biểu hiện chi chít, những gói hàng sặc sỡ đầy màu sắc chưa? Còn nhiều, nhiều nữa. Lẽ nào chút thời gian như vậy bạn cũng không có? Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể dạy trẻ học, gặp đâu dạy đó, đây chính là điều mà phương pháp dạy học truyền thống có được.

Trong con mắt của nhiều bậc cha mẹ, trẻ con vẫn là trẻ con, chúng chưa thể hiểu gì, chúng chẳng bao giờ lớn được. Khi nói đến việc học hành của trẻ, trong đầu họ lập tức xuất hiện bốn chữ “đàn gảy tai trâu”. Tôi lại nghĩ rất đơn giản, bất kỳ một sinh vật nào cũng có mối liên hệ mất thiết với thế giới bên ngoài, sẽ có phản ứng khác nhau đối với những kích thích khác nhau, từ đó dẫn tới những kết quả khác nhau. Ngay cả với những con vi trùng, vi sinh vật cấp thấp nhất, khi bạn sử dụng thuốc kháng khuẩn trong một thời gian dài, cũng sẽ xuất hiện tình trạng “nhờ” thuốc, còn khi nuôi trong dung dịch có dinh dưỡng chúng sẽ “lớn mạnh”. Với con trẻ cũng vậy, nếu ngay từ nhỏ trẻ được sống trong môi trường giáo dục tốt thì sau này trẻ sớm muộn gì cũng sẽ thành tài.

“Đàn gảy tai trâu” có thể giúp bò cho nhiều sữa, gà nghe nhạc có thể đẻ nhiều trứng, tất cả những điều này đã được chứng thực.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!