Ngày mùng chín tháng Mười năm 1991, cháu lên máy bay ở Quảng Châu để sang Mỹ với bố mẹ. Do sợ đông người, lạc mất cháu, nên chúng tôi mặc cho cháu một chiếc váy màu đỏ, phần eo thắt một dải nơ màu trắng, và nhờ một vị giáo sư hơn 70 tuổi dắt cháu đi. Sau khi qua trạm kiểm soát, do sợ máy bay bay mất, cháu chạt phăm phăm làm cho vị giáo sự già chạy theo rất vất vả. Cháu biến mất trước mắt chúng tôi trong giây lát, chúng tôi trở về nhà với tâm trạng nặng nề. Ngày hôm sau, bố mẹ cháu gọi điện thoại từ Mỹ về thông báo cháu đã đến nơi thương lộ bình an, lúc đó chúng tôi mới yên tâm, và cũng cảm thấy vui mừng trước sự đoàn tụ của một gia đình nhỏ.
Các nhà trẻ ở Mỹ không nhận học sinh đăng ký thêm vào tháng Mười. Con dâu đưa Viên Nguyên đi biểu diễn, cô giáo ở nhà trẻ say khi xem nhận xét cháu biểu diễn khá hay nên đã đặc cách tiếp nhận cháu. Khi mới vào học, do chưa quen, cộng thêm việc bất đồng ngôn ngữ, một thời gian đầu cháu không nói năng gì. Ví dụ như khi ngủ trưa, cô giáo phát cho mỗi bạn một chiếc thuyền nhựa để làm giường, sau đó tắt đèn, kéo rèm, cháu sợ không biết bao giờ mẹ mới đến đón, nên đã khóc toáng lên. Do ở trong nước chúng tôi đã rèn luyện cho cháu có khả năng độc lập, nên cháu đã nhanh chóng thích ứng với cuộc sống ở Mỹ. Lòng tự tôn và tính hiếu kì rất lớn của cháu đã thôi thúc cháu tích cực học tiếng Anh. Hàng ngày sau khi về nhà, cháu chủ động yêu cầu mẹ dạy cháu tiếng Anh, cháu còn cố gắng học theo băng. Vì thế, chưa đầy hai tháng sau, cháu đã vượt qua được rào cản về ngôn ngữ, có thể thích nghi với cuộc sống ở Mỹ và dùng tiếng Anh để giao tiếp. Những đứa trẻ ngoan, học giỏi mỗi ngày sẽ được nhà trường phát cho một ngôi sao màu đỏ, ngày nào cháu cũng được một ngôi sao này, thành tích học tập của cháu nhanh chóng vượt lên vị trí cao nhất lớp. Có lần phát phần thưởng, cô giáo rất ngạc nhiên khi cháu chọn phần thưởng là sách chứ không phải đồ chơi. Cháu nói với cô là cháu thích sách, và đọc tặng cô ngay một bài thơ, khiến các cô giáo người Mỹ phải kinh ngạc thốt lên: “Trẻ em Trung Quốc thật giỏi!” Kì nghỉ hè năm 1992, nhà trường thông báo với con dâu tôi trình độ của Viên Nguyên đã vượt qua trình độ của trẻ mẫu giáo, do đó bắt buộc phải chuyển lên học ở lớp trên. Vì cháu mới được có bốn tuổi rưỡi, con dâu tôi không đồng ý, nhưng cô giáo cho rằng: “Đây là niềm vinh dự của bà, bà phải hãnh diện vì điều đó”. Cuộc thương lượng không có hiệu quả, cháu đành phải nghỉ ở trường mẫu giáo để chờ học tiếp lên. Ở Mỹ, trẻ đi học trước tuổi sẽ phải tham gia kì thi đầu vào. Con dâu cố tình đăng ký một trường học tốt của Mỹ – trường Princeton với hi vọng cháu sẽ thi trượt, nhưng cháu lại đỗ. Nhà trường quy định, trẻ em nước ngoài khi mới đến Mỹ học bắt buộc phải học ở lớp ngôn ngữ từ nửa năm đến một năm mới được vào học chính thức, nhưng Viên Nguyên nhập học ngày mùng một tháng Chín thì một tháng sau, tức là vào ngày mùng một tháng Mười cháu đã bị lớp ngôn ngữ “đuổi” lên học ở lớp chính thức. Con dâu tôi khẩn thiết yêu cầu nhà trường để cháu học hết nửa năm theo quy định sau đó mới chuyển sang học chính thức nhưng không được đáp ứng.