Bồi dưỡng phẩm chất tư tưởng tốt cho trẻ

Khi được một tuổi, bé Hạ Trạch Thanh bắt đầu đi nhà trẻ nên tôi rất chú ý đến việc dạy cháu phải hòa thuận với bạn bè. Do đó, tuy rất nghịch nhưng cháu chưa bao giờ đánh nhau với bạn. Trong thời gian nằm viện, nếu có bạn nào bằng tuổi cháu, tôi đều khuyến khích cháu chủ động đến chơi với bạn cũng như nhắc nhở cháu đem đồ chơi tới cho các bạn xem hoặc chơi cùng. Giờ đây, cháu rất nhiệt tình với mọi người, nếu có bạn nào đến trước cửa nhà, cháu đều chủ động mời các bạn vào nhà chơi, lấy đồ chơi của mình ra mời các bạn cùng chơi.

Thường ngày có đồ ăn ngon, tôi đều nói cháu chia làm ba phần. Cháu rất tự giác chỉ ăn phần của mình, nếu có bố mẹ, cháu luôn mời bố mẹ ăn cùng, nếu bố mẹ đi vắng, cháu sẽ để phần. Đối diện trước cổng nhà tôi có một cụ già cô đơn, thường ngày tôi luôn bảo cháu đem biếu bà cụ một ít đồ ăn, và để cháu lấy một phần nhỏ trong phần của mình đem biếu bà cụ. Để rèn luyện khả năng tự kiềm chế, đối với những thứ cháu rấ thích ăn như kẹo, nho… tôi không cho phép cháu ăn hết một lúc, mà chỉ cho cháu ăn một nửa và bắt giữ lại một nửa, ví dụ có tám cái kẹo thì bắt cháu giữ lại bốn cái và chỉ được ăn bốn cái. Mới đầu cháu không chịu, sau này trước khi ăn cái gì đó, tôi đều kiên trì bảo cháu đồng ý trước, sau đó mới cho cháu. Ăn xong, cho dù cháu đòi tiếp thế nào đi nữa tôi cũng không cho, mấy ngày sau cháu không tiếp tục đòi nữa. Lại một tuần nữa trôi qua, cháu không chỉ chủ động giữ lại một nửa mà còn yêu cầu tôi và mẹ cháu cũng giữ lại một nửa trong khẩu phần của mình. Điều này chứng tỏ khả năng tự kiềm chế của cháu đã tốt lên rất nhiều.

Trong quá trình học các bài hát thiếu nhi và kể chuyện, cháu cũng tự nhiên nảy sinh tình cảm và yêu ghét đối với những nhân vật trong truyện và cảm thông với những nhân vật yếu thế. Có hôm, sau khi tự đọc (thực ra là học thuộc) câu chuyện “Sói và cừu con” và dùng tay dí vào hình con sói trong sách. Khi đọc truyện “Cô bé bán diêm”, cháu nói: “Giày của bạn mất rồi, không có giày thì làm thế nào? Bố ơi, đưa giày của con cho bạn đi đi”. Nghe cháu nói vậy, tôi cảm động muốn rơi nước mắt. Tôi đưa cháu đi chơi trong vườn hoa bệnh viện, nhìn thấy cây chết, cháu cũng nói thật đáng thương, nhìn thấy hoa rơi cũng nói thương tâm quá, dường như lúc đó cháu biến thành một “Lâm Đại Ngọc” đa sầu đa cảm. Vì cháu là con trai, tôi chú ý kể cho cháu nghe những câu chuyện nhỏ ca ngợi lòng dũng cảm, ngoan cường hoặc hoạt bát, có chí tiến thủ, khiến cháu trở nên mạng mẽ hơn.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!