Calci cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Cơ thể mẹ luôn làm những gì tốt nhất cho em bé đang phát triển bên trong cơ thể mình. Calci trong máu sẽ được đưa đến bào thai qua rau thai.

Nếu Calci trong máu mẹ không đủ, cơ thể sẽ lấy Calci từ nguồn của răng và xương của mẹ để cung cấp cho con. Nếu bạn muốn có răng và xương chắc khỏe, hãy bổ sung đủ Calci trong giai đoạn này.

Vai trò của Calci

Trong cơ thể, hệ xương chứa 1kg calcium – 99% tổng lượng calcium trong cơ thể, còn lại 1% có trong máu hay còn được gọi là calci huyết.

Bên cạnh vai trò là bộ khung để xây dựng răng và xương chắc khoẻ. Calci còn giúp máu và các cơ bắp hoạt động, và giúp não truyền tín hiệu đến các cơ quan, cụ thể như:

  • Co giãn cơ bắp các chi và cơ tim
  • Calcium giúp đảm nhận hoạt động nhiều tạng trong cơ thể:
  • Làm cho ion dễ thấm qua màng tế bào
  • Enzym được dễ dàng hoạt hoá (giúp quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong cơ thể)
  • Các hormone được vận chuyển tốt
  • Quá trình đông máu
  • Kích thích hoạt động liên hệ thần kinh – cơ.

Vai trò của calci trong quá trình mang thai

Cơ thể không thể tự tạo ra Calci, bạn phải nạp vào qua thức ăn hoặc thực phẩm hỗ trợ.

  • Nếu bạn đang mang thai, theo khuyến cáo của WHO, bạn cần 1,5 – 2 gam Calci/ngày, trong đó quy đổi ra 1g Ca = 2,5g Calci carbonat = 4g Calci citrate

(Bảng nhu cầu calci ở phụ nữ mang thai theo WHO)

  • Nếu không đủ Calci để duy trì cho bào thai phát triển, trẻ sinh ra có thể:

+ Có thể bị đẻ non, thiếu cân

+ Chậm lớn, lùn, còi xương bẩm sinh

+ Xương nhỏ, xương yếu, xương biến dạng

+ Lớn lên: Răng không đều, răng dị hình, bị sâu răng…

  • Thiếu Calci còn trực tiếp gây hại cho bà mẹ với các biểu hiện như:

+ Khi có thai: thường tê chân, mệt mỏi, mất ngủ…

  • Ngoài ra, theo khuyến cáo của WHO, bổ sung Calci làm giảm tỷ lệ tiền sản giật-sản giật trong thời kì mang thai.
  • Đặc biệt các sản phụ có yếu tố nguy cơ cao như: béo phì, tiền sản giật trong quá trình mang thai trước đó, đái tháo đường, Tăng huyết áp, bệnh thận,… cần được bổ sung Calci đầy đủ.
  • Sự thiếu calci hấp thu trường diễn sau nhiều lần sinh là tiền đề gây loãng xương khi bước vào tuổi mãn kinh. 

Vai trò của Calci đối với phụ nữ cho con bú

  • Phụ nữ cho con bú cũng cần thiết bổ sung Calci như lúc còn mang thai vì vậy bạn cần bổ sung calci trong suốt quá trình cho con bú.
  • Calci được đưa qua sữa để vào cơ thể trẻ. Sau sinh, nếu lượng Calci trong sữa mẹ không đủ 34mg/100ml sữa, trẻ sẽ thiếu calci và biểu hiện bằng còi xương, hay quấy khóc, ngủ không yên, co giật… vì vậy 100ml sữa mẹ cần tối thiểu 34mg Calci để trẻ được phát triển tốt nhất.
  • Thiếu Calci còn trực tiếp gây hại cho bà mẹ với các biểu hiện như:

+ Khi nuôi con bú: cơ thể suy yếu, đổ mồ hôi trộm, dễ sinh ra đau lưng, đau vai, đau khớp…

  • Nghiên cứu cho thấy cơ thể mẹ có thể mất 3 – 5% khối lượng xương trong giai đoạn cho con bú để cung cấp calci vào sữa mẹ. Tuy nhiên nếu bạn chú ý bổ sung bằng thực phẩm giàu Calci và bổ sung Calci như đã nói trên thì bạn có thể lấy lại được lượng xương đó trong vòng 6 tháng sau khi ngừng cho con bú sữa mẹ.
  • Còn nếu Phụ nữ sinh nhiều con mà không được bổ sung calci đầy đủ khi về già có thể dẫn tới:

+ Mật độ calci thấp dẫn đến gãy xương, đau nhức cơ bắp..

+ Gây loãng xương

+ Nguy cơ các bệnh: cap huyết áp, đại tràng, các bệnh về răng…

Bổ sung Calci thế nào?

a, Bổ sung bằng thực phẩm giàu Calci:

  • Trước hết, cần bổ sung Calci bằng thực phẩm chứa nhiều Calci như: các loại sữa, sữa chua, pho mát, cua đồng, tôm đồng, cá hồi, …
  • Các loại thực phẩm từ sữa như sữa, pho mát và sữa chua là một trong những nguồn cung cấp calci tốt nhất. Rau xanh, lá cây đậm cũng có calci nhưng với hàm lượng nhỏ hơn nhiều.
  • Một số thực phẩm có calci đã được thêm vào chúng, bao gồm ngũ cốc tăng cường calci, bánh mì, nước cam, và đồ uống đậu nành. Kiểm tra nhãn thực phẩm để biết chắc chắn.
  • Có rất nhiều thực phẩm giàu calci để bạn lựa chọn.

+ 415 mg: Yogurt, 8 oz, chất béo – ít béo

+ 375 mg: Nước cam, 6 oz calci – calci OJ

+ 325 mg: Cá mòi, 3 oz đóng hộp với xương trong dầu

+ 307 mg: Pho mát Cheddar, 1,5 oz

+ 299 mg: Sữa, không béo 8 oz

+ 253 mg: Đậu hủ, 1/2 chén, cứng, làm bằng calci sunfat

+ 181 mg: Cá hồi, 3 oz đóng hộp với xương

+ 100 đến 1.000 mg: Ngũ cốc, 1 cốc các loại calci bổ sung

+ 80 đến 500 mg: Nước giải khát đậu nành, 8 oz, calci tăng cường

Dưới đây là một số ví dụ về cách đạt được mục tiêu 1.500 mg calci:

  • Uống 5 ly sữa hoặc nước cam ép calci bổ sung hoặc chọn một loại ngũ cốc có 1.500 mg Calci.

Ví dụ: với hàm lượng sữa ở VN hiện nay

100ml sữa chứa 110mg Calci -> như vậy bạn phải uống 1.5 lít sữa mỗi ngày mới đáp ứng được nhu cầu cơ thể.

  • Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng thông thường chỉ bổ sung được 50% nhu cầu dinh dưỡng của mẹ vì vậy các mẹ cần bổ sung thêm các chế phẩm bổ sung calci như thuốc bổ sung calci hoặc thực phẩm chức năng bổ sung Calci; điển hình như sản phẩm “Ostelin Vitamin D & Calcium

b, Thực phẩm hỗ trợ bổ sung Calci

  • Nếu bạn dị ứng với các thành phần của sữa, hay là người ăn chay, rất khó để đạt được lượng Calci cần thiết. Nếu bạn không có đủ Calci từ thức ăn, bác sĩ sẽ kê cho bạn thực phẩm hỗ trợ bổ sung Calci
  • Calci trong thực phẩm hỗ trợ thông thường có 2 dạng: Calci carbonat và Calci citrate

+ Calci carbonat: không đắt tiền, tốt nhất uống cùng bữa ăn

+ Calci citrate: có thể dùng cùng bữa ăn hoặc khi đói

  • Nhiều thực phẩm hỗ trợ có đi kèm Vitamin D – là vitamin giúp cơ thể hấp thụ Calci tốt hơn.

1g Calcium = 2,5g Calci carbonat = 4g Calci citrate

Chú ý về thời điểm và liều lượng bổ sung Calci:

a, Về thời điểm dùng Calci

  • Nếu sản phẩm không chứa vitamin D thì nên dùng Calci vào sáng, hạn chế uống tối.
  • Đối với từng chế phẩm thì thời điểm uống là khác nhau để hấp thu tối ưu lượng Calci:

+ Calci carbonat: tốt nhất uống cùng bữa ăn hoặc ngay sau ăn

+ Calci citrate: có thể dùng cùng bữa ăn hoặc khi đói

b, Về liều lượng bổ sung calci

  • Uống tối đa 500mg Calci cho một lần dùng để cơ thể bạn có thể hấp thu Calci một cách tốt nhất. Điều này có nghĩa là khi bổ sung Calci  bạn nên chia làm 3 lần trong ngày, uống vào bữa ăn sáng, trưa và tối.
  • Những chế phẩm Calci bổ sung vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thụ Calci tốt hơn.
  • Một số loại vitamin, thực phẩm hỗ trợ khác cũng có kèm theo thành phần vitamin D và Calci. Do vậy bạn hãy tính toán liều Calci hợp lý tránh tình trạng thừa hoặc thiếu Calci.

c, Có nên dùng Calci chung với sắt?

  • Calci (Ca) có thể ức chế sự hấp thụ Sắt (Fe), bất kể nó được cho là muối Ca hay trong các sản phẩm sữa vì vậy bạn nên uống Sắt trước ăn khoảng 2 tiếng trở lên và uống Calci với Sắt cách nhau ít nhất 4 tiếng.

Phản ứng phụ và quá liều.

  • Thực phẩm bổ sung có thể gây nên các phản ứng phụ như đầy hơi, táo bón. Vì vậy bạn nên dùng cùng bữa ăn để hạn chế các phản ứng này.
  • Ngoài ra bổ sung quá nhiều Calci có thể gây nên sỏi thận và hạn chế quá trình hấp thu kẽm và sắt của thể vì vậy bạn không nên dùng quá 2.5gram Calci/ngày (3.000mg nếu bạn dưới 18 tuổi)

Các hoạt chất bổ sung calci hiện nay.

Hiện nay, chúng ta đã nhận biết được những lợi ích và tầm quan trọng của Calci trong cơ thể tuy nhiên nhiều người không biết rằng chế độ ăn của mình thông thường không cung cấp đủ Calci từ đó dẫn đến rất nhiều bệnh liên quan đến xương như loãng xương…

Nhiều người nhận ra rằng họ cần bổ sung thêm Calci và lựa chọn có ý thức để bổ sung Calci, nhưng vẫn không ý thức về các hình thức khác nhau của Calci đang được bán trên thị trường hiện nay. Các dạng chất bổ sung nào đang được cơ thể thực sự hấp thu tốt ? Những loại Calci nào thực sự xâm nhập được vào màng tế bào?

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được các loại Calci khác nhau đang có mặt trên thị trường.

a, Calci Carbonat

  • Calci carbonat là một dạng phổ biến của các chế phẩm Calci hiện nay.
  • Calci carbonat là một hợp chất có tính kiềm được tìm thấy trong đá, đá vôi, vỏ động vật biển, ngọc trai, vỏ trứng và ốc sên.
  • Nó là 1 trong những chế phẩm chứa nồng độ calci nguyên tố cao nhất (35 – 40%) nhưng không có khả năng sinh khả dụng cao và cần có sự xuất hiện của Acid dạ dày để hấp thu tố hơn → điều đó có nghĩa là bạn cần dùng Calci carbonat trong hoặc ngay sau khi ăn.
  • Calci carbonat hiện nay là một trong những loại thuốc bổ sung Calci rẻ nhất và phổ biến nhất hiện nay với các ưu điểm như: nồng độ Calci nguyên tố cao nhất với chi phí thấp nhất.

b, Calci Citrate

  • Khác với tính chất kiềm của Calci carbonat, Calci citrate là một bazo Acid. Với độ Acid này việc hấp thu Calci citrate không đòi hỏi nhiều Acid dạ dày tự nhiên, cho phép loại Calci này được hấp thu tốt hơn so với dạng carbonat.
  • Tuy nhiên nó chứa hàm lượng Calci nguyên tố thấp (20%) với sinh khả dụng  thấp.

c, Calci từ vỏ sò

Trong khi nó có vẻ như một dạng Calci tự nhiên hơn và hàm lượng Calci cao hơn, Calci vỏ sò cũng như Dolomit (tên một loại đá trầm tích carbonat và là một khoáng vật, công thức hóa học của tinh thể là CaMg(CO3)2) và xương, rất khó để kiểm soát chất lượng và đã được chứng minh là có dẫn chất độc. Nói chung những chế phẩm Calci này nên tránh sử dụng.

d, Calci Gluconat

Một dạng Calci có nồng độ Calci rất thấp. Bạn sẽ cần phải bổ sung một lượng rất lớn để đạt được yêu cầu về  hàm lượng Calci và tính khả dụng sinh học vẫn chưa được chắc chắn.

e, Calci Lactate

Calci Lactate được tìm thấy trong thực phẩm như phô mát già và bột nở. Nó có khả năng sinh học trung bình trong cơ thể vì nó có thể được hấp thu ở các pH khác nhau.

f, Calci Phosphate

Calci Phosphate  được tìm thấy trong sữa bò. Men răng và xương có chứa hàm lượng rất cao Calci Phosphate, mặc dù thực phẩm hỗ trợ không cho thấy sự hấp thu dễ dàng.

g, Calci Citrate Malate

Calci citrate malate là một dạng canxi hòa tan trong nước.

Nó được tạo ra thông qua việc trộn muối calci tìm thấy trong Acid citric với Acid malic.

Sự kết hợp này có mức sinh khả dụng cao hơn các dạng khác vì nó hòa tan trong nước và một số bằng chứng cho thấy việc nó có thể hòa tan vào màng tế bào. Sinh khả dụng cao hơn các dạng khác được liệt kê ở trên.

h, Calci Orotate

Calci Orotate là một hoạt chất bổ sung Calci hiệu quả nhất, được tạo ra bằng việc sử dụng muối khoáng của Acid orotic.

Calci Orotate được tìm thấy với số lượng nhỏ trong tất cả cơ thể sống. Đây là khoáng chất chính cho việc tạo ra xương và răng.

Cả thực vật và động vật đều dùng orotate để tạo ra DNA và RNA. Nghiên cứu khoa học mở rộng của Hans A. Nieper, MD đã phát hiện ra rằng các orotate có thể xâm nhập vào các màng tế bào, cho phép phân phối hiệu quả ion calci đến các lớp bên trong hầu hết các ty thể tế bào và hạt nhân.

Theo kinh nghiệm của tôi, đây là bổ sung Calci tốt nhất để sử dụng để hỗ trợ bổ sung Calci tuy nhiên hoạt chất này trên thị trường còn hạn chế vì vậy bạn có thể dùng Calci Carbonat để tối đa được liều dùng cũng như chi phí – chú ý Calci carbonat cần Acid dịch vị để hấp thu vì vậy nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm Ostelin Vitamin D & Calcium” để dùng trong giai đoạn mang thai và cho con bú:
http://duocpham.nhiphucgia.com/san-pham/ostelin-vitamin-d-calcium-300-vien/

Hàm lượng thực của các sản phẩm calci phổ biến hiện nay khi hấp thu vào cơ thể?

Các mẹ cần phân biệt được calium và các hợp chất calci như calci carbonat, calci citrate, calci gluconat…

Calcium là sản phẩm cuối cùng của calci khi hấp thụ vào cơ thể đem lại tác dụng. Còn Calci hợp chất là calci có trong hợp chất nào đó chiếm 1 tỉ lệ nhất định.

 Tên sản phẩm Hoạt chất trên đơn vị nhỏ nhất (viên/ ống) Calci nguyên tố – Calcium
CaC 1000 SANDOZ  Calcium lactate gluconate 1000 mg 130 mg
CALCIUM-SANDOZ FORTE Calcium gluconolactate 2940 mg
Calcium carbonate 300 mg
12,5 mmol ~ 500 mg
CALCIUM-SANDOZ injectable Calcium glubionate 1374 mg 2,24 mmol ~ 90 mg
CALCIBRONAT (viên) Calcium bromo-galactogluconate 2000 mg 3,77 mmol ~ 150,7 mg
CALCIBRONAT (ống) Calcium bromo-galactogluconate 1240 mg 2,32 mmol ~ 93 mg
CALCINOL RB / CALCINOL-1000 Calcium carbonate 375 mg
Calcium phosphate 75 mg
Calcium fluorure 0,5 mg
180 mg
CALCIUM CORBIERE (1 ống) Canxi glucoheptonate 1100 mg  2,25mmol ~ 90 mg

Hỏi đáp về calci.

1. Bầu có cần bổ sung calci không? Nếu cần thì cần phải bổ sung từ tháng thứ mấy?

Trả lời:
Rất cần. Từ tuần 14 xương của bé bắt đầu phát triển, xương mềm bắt đầu hình thành đến tuần 16 nhu cầu của bé đặc biệt tăng cao mà chế độ dinh dưỡng thông thường của mẹ ko thể đáp ứng đủ vì vậy mẹ cần bổ sung calci từ tháng thứ 4 mẹ nhé!
 

2. Nếu không bổ sung calci trong thời kì mang thai thì sao?

Trả lời:
– Nếu không bổ sung đủ Calci để duy trì cho bào thai phát triển, trẻ sinh ra có thể bị đẻ non, thiếu cân, còi xương bẩm sinh, dị dạng xương,…
– Thiếu calci còn trực tiếp gây hại cho bà mẹ với các biểu hiện như: thường tê chân, mệt mỏi, mất ngủ…
– Ngoài ra, theo khuyến cáo của WHO, bổ sung Calci làm giảm tỷ lệ tiền sản giật-sản giật trong thời kì mang thai.
 

3. Bổ sung calci bao nhiêu là đủ?

Trả lời:
– Cơ thể không thể tự tạo ra Calci, bạn phải nạp vào qua thức ăn hoặc thực phẩm hỗ trợ.
– Nếu bạn đang mang thai, theo khuyến cáo của WHO, bạn cần 1.5 – 2 gam Calci/ngày, trong đó quy đổi ra 1g Ca = 2.5g Calci carbonat = 4g Calci citrate.
 

4. Phụ nữ cho con bú có cần bổ sung calci ? Hậu quả của việc ko bổ sung calci ở PNCCB?

Trả lời:
– Phụ nữ cho con bú cũng cần thiết bổ sung Calci như lúc còn mang thai vì vậy bạn cần bổ sung calci trong suốt quá trình cho con bú.
– Thiếu calci còn trực tiếp gây hại cho bà mẹ với các biểu hiện như: cơ thể suy yếu, đổ mồ hôi trộm, dễ sinh ra đau lưng, đau vai, đau khớp…
– Phụ nữ sinh nhiều con mà không được bổ sung calci đầy đủ khi về già có thể dẫn tới:
+ Mật độ calci thấp dẫn đến gãy xương, đau nhức cơ bắp..
+ Gây loãng xương
+ Nguy cơ các bệnh: cap huyết áp, đại tràng, các bệnh về răng…
 

5. Trẻ bú mẹ mà mẹ ko được bổ sung calcium đầy đủ thì sao?

Trả lời:
– Calci được đưa qua sữa để vào cơ thể trẻ. Sau sinh, nếu lượng Calci trong sữa mẹ không đủ 34mg/100ml sữa, trẻ sẽ thiếu calci và biểu hiện bằng còi xương, hay quấy khóc, ngủ không yên, co giật… vì vậy 100ml sữa mẹ cần tối thiểu 34mg Calci để trẻ được phát triển tốt nhất.
 

6. Cho con bú tôi cần bổ sung hàm lượng calci là bao nhiêu ?

Trả lời:
Theo Viện Dinh Dưỡng quốc gia VN bà mẹ cho con bú cần bổ sung 1300mg calcium mỗi ngày để con có thể phát triển toàn diện.

Tài liệu tham khảo:

1. WHO – Guideline: Calcium supplementation in pregnant women

2. Tài liệu của “Global Healing Center”- Trung tâm chữa bệnh toàn cầu

 

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!