Chăm sóc cơ thể bé từ 2-3 tháng tuổi

Tiếng khóc của bé thể hiện điều gì?

Bé chưa biết nói nên biểu đạt yêu cầu của mình qua tiếng khóc, vì thế hàm nghĩa tiếng khóc của bé rất phong phú, cha mẹ cần để ý và phân biệt.

Khi đói: Vừa khóc vừa quay đầu tìm vú mẹ. Lúc này nếu mẹ đặt tay vào miệng bé, bé sẽ ngay lập tức có động tác mút.

Khi quá no: Vừa ăn xong là bé khóc, tiếng khóc đanh, đồng thời chân đạp loạn xạ, có thể là bé ăn quá no, cần dùng tiếng khóc để tiêu hóa. Trong tình trạng này, bé khóc một lúc là nín.

Khi khát nước: Tiếng khóc rất mệt mỏi, mô khô, thỉnh thoảng bé lại thè lưỡi ra liếm môi, chứng tỏ bé khát nước, mẹ nên cho bé uống nước.

Khi muốn được cưng nựng, vỗ về: Lúc đầu tiếng khóc sang sảng, nước mắt tuôn rơi, nếu không có ai để ý đến, một lát tiếng khóc sẽ nhỏ dần.

Khi buồn ngủ: Tiếng khóc nhỏ, ngắt quãng, hai mắt nhắm lại, đó là lcus bé đang buồn ngủ.

Khi cảm thấy khó chịu: Lúc đầu tiếng khóc to, sau đó nhỏ dần, hơn nữa bé quẫy đạp không yên, có thể là do bé tiểu ướt, quần áo chật chội, nóng quá hoặc lạnh quá…

Khóc để vận động: Tiếng khóc sang sảng, không có nước mắt, khóc theo nhịp điệu, thời gian khóc ít, nếu trêu chọc là bé sẽ cười. Tiếng khóc này là để vận động cơ thể.

Cho dù vỗ về thế nào, bé cũng  không nín khóc, có thể là bé bị ốm, cần kịp thời đến bác sỹ khám và chữa trị.

Tiếng khóc của bé thể hiện điều gì?
Tiếng khóc của bé thể hiện điều gì?

Làm thế nào dỗ dành bé khóc không ngừng

Bé ăn no, cơ thể cảm thấy thoải mái, tâm trạng vui vẻ thì sẽ không kêu khóc, cho dù kêu khóc cũng chỉ là vận động một chút, không kéo dài lâu.

Nếu tất cả các nguyên nhân đã được loại trừ mà bé không mệt, ốm nhưng bé vẫn khóc không ngừng, có thể thử một cách hiệu quả sau: nắm chặt tay bé, đặt bé lên bụng và lắc lư nhẹ nhàng. Cách này giúp bé nín khóc hiệu quả.

Cho dù bé khóc như thế nào, mẹ cũng nên kiên nhẫn, cố gắng nhẹ nhàng dỗ đanh bé. Nếu mẹ cũng nổi nóng, quát to, bé sẽ cảm nhận được tâm trạng của mẹ và càng bất an, không tốt cho tinh thần, tình cảm của bé.

Chăm sóc ngũ quan cho bé

Vệ sinh khoang miệng

Khoang miệng bé rất mềm non, niêm mạ khá mỏng, khi vệ sinh nên nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương khoang miệng bé.

Trước khi chưa ăn thức ăn phụ, khoang miệng bé không cần vệ sinh quá cẩn thận, chỉ cần cho bé uống một ít nước sau khi bú sữa là được.

Sau khi cho bé ăn thức ăn phụ, trước khi ngủ buổi tối, cần lấy miếng gạc đã được khử trùng sạch, cho vào ngón tay út mẹ, chấm một ít nước ấm, lau từ bên ngoài vào bên trong khoang miệng, có thể lau cả lưỡi và lợi bé. Mỗi vị trí nên lau một lần và nhẹ nhàng.

Sau khi bé mọc răng, có thể chuẩn bị một dụng cụ đánh răng chuyên dụng cho bé. Bàn chải đánh răng mềm, kem đánh răng không có flour dành cho trẻ em. Mỗi buổi sáng và tối đánh răng cho bé một lần. Khi đánh răng, có thể ôm bé nằm trong lòng mẹ, một tay mẹ nắm phía dưới cằm bé, một tay dùng bàn chải cọ răng bé.

Khi bé mọc răng, vì lợi rất ngứa nên bé hay khó chịu, kêu khóc, hay cắn, mẹ có thể dùng gạc thấm nước ấm lau nhẹ cho bé.

Vệ sinh đôi mắt

Mắt của bé rất dễ bị viêm nhiễm, mỗi lần tắm hoặc rửa mặt, mẹ nên lau mắt bé trước. Ngoài ra, sau khi sinh 2-3 ngày, bé bắt đầu có gỉ mắt, mẹ dùng khăn bông sạch quấn xung quanh đầu ngón tay, chấm với nước ấm lau cho bé. Nếu gỉ mắt nhiều đến nỗi bé không mở mắt ra được, có thể bị viêm nhiễm, nên kịp thời đưa bé đến bác sỹ khám chữa.

Vệ sinh mũi

Niêm mạc mũi của bé rất yếu ớt, khi vệ sinh mẹ cần làm nhẹ nhàng, có thể dùng một chiếc khăn giấy gấp hai – ba lần, cho vào khoang mũi bé, ngoáy cho gỉ mũi thấm vào khăn giấy. Nếu gỉ mũi bé khô, có thể rỏ một vài giọt nước muối sinh lý hoặc dầu thơm để gỉ mũi mềm ra, sau đó dùng khăn giấy hoặc tăm bông lấy ra.

Vệ sinh đôi tai

Mẹ không được để nước vào tai bé. Khi tắm gội, cần dùng tay bịt nhẹ tai lại. Nếu thấy bé cứ lắc đầu và kéo tai, có thể bé bị ngứa tai, nên dùng tay ngoáy nhẹ cho bé, hoặc dùng miệng thổi, như vậy bé sẽ đỡ ngứa tay hơn. Nếu dáy tai nhiều, nên đưa bé đến bác sỹ, nhờ bác sỹ dùng đồ chuyên dụng lấy ra.

Cắt móng tay và móng chân

Móng tay và móng chân bé cũng rất dễ bị bẩn, hơn nữa móng tay quá dài có thể làm xước mặt hoặc mắt bé, vì thế mệ nên thường xuyên cắt ngắn cho bé, mỗi tuần có thể cắt 1-2 lần.

Khi cắt móng tay và móng chân cho bé, mẹ cần chú ý an toàn: nên cắt khi bé đang ngủ, dùng bấm móng tay dành riêng cho trẻ em, sau đó tìm một chỗ dựa ổn định cho khửu tay để tránh khi cắt làm bé bị thương. Một tay mẹ nắm lấy tay bé, tay kia cầm kéo cắt cho bé, cố gắng cắt theo đường vòng cung. Sau khi cắt xong, dùng mặt sau của bấm móng tay mài móng bé một chút cho trơn. Khi không may làm bị thương đến ngón tay, ngón chân của bé, cần dùng gạc khử trùng hoặc bông ép vào chỗ vết thương để cầm máu. Sau khi cầm máu, lấy bông khử trùng chấm vào dung dịch i-ốt, nhẹ nhàng sát xung quanh vết thương, sau đó băng lại.

Vệ sinh cho bé sau khi đại tiểu tiện

Vệ sinh cho bé
Vệ sinh cho bé

Bé đi tiểu nhiều lần, xung quanh mông có thể có mùi, nếu không vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị hăm, nổi mẩn.

Trong trường hợp này, mỗi lần bé đại tiểu tiện xong, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho bé. Nếu bị đi ngoài, càng cần vệ sinh cẩn thận hơn, vì bé bị đi ngoài có thể là do nhiễm khuẩn. Sau khi rửa sạch nên dùng khăn bông nhẹ nhàng lau khô, không nên lai mạnh vì có thể làm tổn thương hậu môn hoặc những vùng xung quanh. Điều cần chú ý là: mỗi lần vệ sinh nên rửa âm hộ trước, sau đó mới rửa vùng hậu môn, tránh hậu môn nhiễm bẩn sang âm hộ, gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, mỗi lần thay tã nên để cho mông của bé thoáng một chút rồi mới đóng tã mới, như vậy da bé sẽ khô tự nhiên và mạnh khỏe.

Chậu và khăn rửa xung quanh phần mông bé cũng cần dùng riêng, sau khi dùng xong để ở nơi khô thoáng. Dùng một thời gian cần tráng qua nước nóng để khử độc.

Tư thế ngủ của bé

Trước 3 tháng, bé không thẻ tự xoay đầu, vì thế hãy để cho bé nằm ngửa. Khi bé 5-6 tháng tuổi, đầu bé hoạt động khá tự do, bé ó thể chọn cách nằm mình thích, chỉ cần bố mẹ chú ý dọn dẹp đồ đạc xung quanh chỗ bé nằm thật sạch sẽ là được.

Bé sau 5-6 tháng, nếu tư thế ngủ khá lạ, bố mẹ cảm thấy không yên tâm, có thể dùng tay thử một chút hít thở của bé, nếu bé hít thở bình thường, liền mạch thì không có vấn đề gì.

Bồi dưỡng thói quen ngủ và chơi cho bé

Bất cứ thói quen nào cũng là phản xạ có điều kiện, làm trong một thời gian dài sẽ hình thành thói quen, vì thế bồi dưỡng thói quen ngủ và chơi cho bé cũng cần kiên trì.

Muốn bé hình thành thói quen ngủ và chơi tốt, cha mẹ hãy làm gương cho bé, cho bé ngủ và thức trong thời gian cố định. Nếu không thể ngủ sớm, cần dừng mọi hoạt động lại tạo không gian ngủ cho bé. Khi bé tỉnh dậy, bé sẽ cảm thấy thoải mái. Ngoài ra, không nên tùy tiện thay đổi thời gian ngủ nghỉ của bé, lúc vui thì để bé ngủ muộn, lúc bé không vui bắt bé ngủ sớm. Như vậy bé rất khó hình thành thói quen chơi – ngủ đúng giờ.

Thay đổi thói quen ngủ không tốt

Thói quen ngủ của bé không tốt sẽ ảnh hưởng nhất định đến tâm sinh lý, vì thế mẹ nên kịp thời thay đổi cho bé.

  1. Bé cần ôm áp, vỗ lưng, vỗ mông mới có thể ngủ: nếu bé cần ôm ấp, vỗ lưng, vỗ mông mới ngủ, sẽ hình thành tâm lý ỷ nại, hơn nữa lại ngủ không ngon, vì thế mẹ không nên có những hành động này. Mỗi lần bé buồn ngủ, nên đặt bé xuống giường, để bé học cách tự ngủ. Lúc này có thể hát ru hoặc nhẹ nhàng xoa chân cho bé ngủ.
  2. Không để cho bé ngậm mút khi đi ngủ: ngậm mút khi đi ngủ sẽ không tốt cho răng, dễ hình thành chững nghiệm ngậm mút. Nguyên nhân là do bé thiếu cảm giác an toàn. Trong trường hợp này, cha mẹ nên ở cạnh bé nhiều hơn, tốt nhất ngủ cùng bé, loại bỏ cảm giác không an toàn cho bé.
  3. Không bật đèn khi ngủ: Bật đèn khi ngủ sẽ ngủ không ngon giấc, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự phân tiết của Melatonin, không có lợi cho sự trưởng thành, phát triển của bé. Bật đèn ngủ trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng phát dục sớm. Vì thế ban đêm, ngoài lúc cho uống sữa, thay tã thì mẹ không nên bật đèn.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!