Uống axit folic có thể phòng tránh nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi
Axit folic giúp phòng tránh bệnh dị tật ống thần kinh ở trẻ, vì thế các thai phụ cần bổ sung đầy đủ, có thể bắt đầu uống trước khi mang thai 3 tháng và uống liên tục đến khi thai được 3 tháng, mỗi ngày uống 0,4 ~ 0,8mg.
Điều này không có nghĩa là không bổ sung axit folic thì thai nhi sẽ bị dị tật ống thần kinh. Ở một số thai phụ, hàm lượng axit folic trong cơ thể khá nhiều, không cần bổ sung thêm, vì thế thai phụ đang có bầu mà không bổ sung axit folic cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần kết quả bình thường trong những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ là được.
Quên uống axit folic, có nên uống bổ sung không?
Axit folic tồn tại trong cơ thể thời gian không lâu, vì thế cần uống hàng ngày, cố gắng không để quên. Nếu quên, bạn không cần phải uống bổ sung. Ngoài ra cũng cần chú ý: khi uống axit folic trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi kẽm, dẫn đến cơ thể thiếu kẽm, vì thế khi bổ sung axit folic, thai phụ cũng nên đồng thời uống kẽm.
Ăn uống cân bằng là quan trọng nhất
Ăn uống không cân bằng có thể gây thiếu chất. Trước và trong khi mang thai, phụ nữ cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Nhất thiết phải đầy đủ các nhóm thực phẩm sau: tinh bột cung cấp năng lượng; vitamin, chất khoáng, có trong rau quả, các loại đậu, các loại sữa; chất đạm trong cá, trứng, thịt. Ngoài ra, càn ăn một số loại quả khô, các loại nấm… Nên ăn đa dạng và đầy đủ các loại thực phẩm.
Góc dành cho bố: Axit folic có thể nâng cao nồng độ tinh dịch và sức sống của tinh trùng, nếu cả bố và mẹ bổ sung axit folic trước 3 tháng mang bầu, sẽ có lợi cho việc thụ thai. Nếu mức độ axit folic có trong cơ thể bố quá thấp, sẽ xuất hiện nhiễm sắc thể bất thường, làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Những thực phẩm không có lợi
Không nên ăn quá nhiều các chất có chứa carotein như cà rốt. Dinh dưỡng trong cà rốt rất phong phú, ăn ít sẽ rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn quá nhiều (hơn 2 củ/ngày) sẽ khiến cơ thể hấp thụ một lượng carotein lớn, gây ảnh hưởng cho sự hợp thành progestagen trong buồng trứng, từ đó ảnh hưởng đến chức năng rụng trứng, không có lợi cho việc thụ thai.
Ngoài ra, tỏi cũng có tác dụng diệt tinh trùng rõ rệt, nên ăn ít.
Một phần chất đạm chứa trong hạt hướng dương có chứa thành phần ức chế tinh hoàn, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, không có lợi cho việc thụ thai, nếu ăn quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh dục, từ đó làm tăng khả năng vô sinh, vì thế các ông bố tương lai không nên ăn quá nhiều hạt hướng dương.