Chuẩn bị tâm lý và sức khỏe

Chuẩn bị tâm lý, sức khỏe để mang thai

Kiểm tra 6 tháng/lần trước khi Mang bầu

Ý nghĩa của việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang bầu là để phòng tránh những điều không hay có thể xảy ra, kịp thời phát hiện những vấn đề không thích hợp cho việc mang thai, đồng thời có sự điều chỉnh đúng đắn để việc mang bầu thuận lợi, đảm bảo an toàn cho quá trình sinh nở về sau, vì thế các bà mẹ chuẩn bị mang bầu cần coi trọng vấn đề này.

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Những kiểm tra cần thiết đối với Phụ nữ chuẩn bị Mang thai

KIỂM TRA

PHƯƠNG PHÁP & Ý NGHĨA

GIÁ CẢ

Phụ khoa

Tất cả các bệnh viêm nhiễm qua đường sinh dục như: lậu, giang mai, viêm tiết niệu, viêm âm đạo… đều ảnh hưởng đến hoạt động của hệ sinh sản. Nếu bạn không phát hiện và điều trị sớm những bệnh này thì khả năng vô sinh, sinh con dị tật, sảy thai và thai lưu là rất cao. Tùy từng bệnh viện và các trung tâm khám chữa sẽ có giá cả khác nhau.

Máu

Bằng việc lấy máu ở tĩnh mạch để kiểm tra Rubella, Toxoplasma, cytomegalovirus (CMV). Nếu mắc những bệnh này, khi mang thai có thể dẫn đến sảy thai hoặc dị tật thai nhi. Theo mức giá của bệnh viện.

Nước tiểu

Kiểm tra thận có bị bệnh không, tránh khi mang bầu gây gánh nặng cho thận, dẫn đến các bệnh về thận. Theo mức giá của bệnh viện.

Răng miệng

Khi mang thai, thai phụ dễ mắc bệnh răng miệng, nếu răng bị sâu cần sớm phát hiện và chữa trị. Căn cứ vào tình trạng răng miệng của người bệnh để trả chi phí cho thích hợp.

Những kiểm tra sức khỏe cần thiết đối với ông Bố và bà Mẹ tương lai

KIỂM TRA PHƯƠNG PHÁP & Ý NGHĨA

GIÁ CẢ

Bệnh truyền nhiễm

Kiểm tra bằng việc lấy máu ở tĩnh mạch để kiểm tra viêm gan B, viêm gan A, bệnh tiểu đường, bệnh HIV, chức năng tuyến giáp. Bà mẹ mắc bệnh về tuyến giáp sẽ có khả năng ảnh hưởng đến trí tuệ của thai nhi. Tùy từng bệnh viện và các trung tâm khám chữa sẽ có giá cả khác nhau.

Kiểm tra đặc biệt

KIỂM TRA Ý NGHĨA

GIÁ CẢ

Nội tiết phụ khoa Phụ nữ kinh nguyệt không đều, không thấy có thai đều cần làm xét nghiệm này, bao gồm xét nghiệm Follicle-stimulating hormone (FHS) và Luteinizing hormone (LH). Theo mức giá của bệnh viện.

Kiểm tra sự bất thường của nhiễm sắc thể

Vợ (chồng) có người thân mắc bệnh di truyền đều cần kiểm tra sự bất thường về nhiễm sắc thể. Theo mức giá của bệnh viện.

Không có sự khác nhau giữa kiểm tra sức khỏe định kỳ và kiểm tra trước khi mang bầu, vì thế cho dù vợ chồng vẫn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thì trước khi vợ mang bầu cũng nên kiểm tra lại lần nữa. Phụ nữ đã có bầu mà chưa kịp kiểm tra, cũng không nên lo lắng. Chỉ cần bạn khám thai định kỳ cũng sẽ tránh được nhiều nguy hiểm.

Tiêm vắc xin, phòng tránh bệnh trong quá trình mang thai

Tiêm Vacxin phòng tránh bệnh trong quá trình mang thai
Tiêm Vacxin phòng tránh bệnh trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, sức miễn dịch của thai phụ trở nên yếu hơn, rất dễ mắc bệnh, hơn nữa chữa bệnh trong thời kỳ mang thai rất phức tạp và nguy hiểm, vì thế tiêm vắc xin trước khi mang bầu sẽ giúp thai phụ an toàn, khỏe mạnh. Phụ nữ có sức khỏe yếu, có thể tiêm vắc xin phòng cúm; những người hay đi công tác, phải tiếp khách nhiều cần tiêm vắc xin viêm gan A, phụ nữ chưa bị thủy đậu có thể tiêm vắc xin thủy đậu. Ba mũi này tiêm trước khi mang bầu 3 tháng. Ngoài ra, bệnh Rubella cũng rất dễ mắc khi mang thai, vì thế phải tiêm mũi này trước khi mang bầu 8 tháng, sau khi tiêm hai tháng nên kiểm tra xem cơ thể có sản sinh ra chất kháng thể hay không. Riêng viêm gan B cần tiêm trước khi mang bầu 11 tháng, vì loại vắc xin này cần phải chia làm ba lần tiêm mới đủ và có hiệu quả.

Chú ý: Khi tiêm các loại vắc xin trên đều cần hỏi ý kiến của bác sỹ, các bạn không nên tự ý quyết định.

Loại bỏ những lo lắng đối với thai phụ

Đối với những người phụ nữ, mang thai là giai đoạn rất quan trọng, là bước ngoặt lớn trong cuộc đời, vì thế phụ nữ khi mang thai thường có rất nhiều băn khoăn lo lắng. Một số cách sau đây giúp các bạn bớt đi cảm giác lo lắng.

Đầu tiên, bạn cần phải tin rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp, hãy để mọi việc thuận theo tự nhiên.

Thứ hai, bạn nên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với một người bạn có lối sống tích cực, lạc quan, điều này sẽ giúp bạn trở thành một người mẹ tự tin.

Cuối cùng, người chồng luôn phải là trụ cột vững chắc cho người vợ. Khi vợ mang bầu, người chồng cần hiểu, giúp đỡ, yêu thương và trân trọng người vợ, giúp vợ giảm bớt cảm giác lo âu để dũng cảm đối mặt với việc mang bầu và sinh con.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!