Làm thế nào để phòng tránh tình trạng trẻ bị khuyết tật khi chào đời?
Những nhân tố khiến trẻ sinh ra bị khuyết tật bao gồm yếu tố vật lý, hóa học và nhiễm bệnh. Do vậy, cần tích cực phòng tránh ngay từ lúc chuẩn bị mang thai.
1) Tránh những yếu tố vật lý dẫn đến khuyết tật ở thai nhi:
Tia X quang gây dị tật đến thai nhi rất lớn, vì thế khi mang thai, thai phụ cần tránh xa. Thông thường yêu cầu phụ nữ mang thai trước 6 tháng không đi chụp X quang.
2) Tránh những yếu tố hóa học dẫn đến khuyết tật ở thai nhi:
Những chất hóa học như chì, benzen, thạch tín đều có ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi, thai phụ cần cố gắng tránh. Khi sử dụng chất tẩy rửa phải đeo găng tay, không sơn sửa lại phòng hoặc dùng thuốc diệt côn trùng khi đang mang thai.
3) Tránh những yếu tố nhiễm bệnh dẫn đến khuyết tật ở thai nhi:
Khi mắc bệnh rubella, viêm gan, cytomegalovirus, bệnh thủy đậu, bệnh quai bị, bệnh sởi, bệnh bại liệt… đều có thể dẫn đến dị tật ở thai nhi, muốn phòng tránh những căn bệnh này, thai phụ cần có cuộc sống khoa học, lành mạnh, biết tự bảo vệ mình và chăm sóc sức khỏe bản thân.
Ngoài việc đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn, lành mạnh; thai phụ cũng cần sử dụng các biện pháp y học thích hợp – phương pháp quan trọng giảm thiểu việc sinh ra trẻ khuyết tật.
- Trước khi mang thai cần đi tư vấn di truyền, để tiến hành can thiệp tích cực với những căn bệnh di truyền.
- Kiểm tra trước khi mang thai, loại bỏ tất cả những yếu tố cơ thể có thể gây ra dị tật thai nhi. Nếu mắc chứng viêm nhiễm phụ khoa, tốt nhất chữa khỏi rồi mới mang thai.
- Trước khi mang bầu ba tháng cần bổ sung axit folic, nên uống liên tục đến khi thai được 3 tháng.
- Nếu sức khỏe yếu mà môi trường công việc, môi trường sống phức tạp, tốt nhất nên tiêm các loại vắc xin có liên quan trước khi mang thai, đảm bảo sức đề kháng trong khi mang thai.
- Sau khi mang thai cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ theo lời dặn của bác sỹ, nếu có mắc bệnh thì cần kịp thời chữa trị và khống chế. Lưu ý: cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Những điều kỳ diệu về khả năng di truyền ngoại hình
Di truyền về ngoại hình mang tính chọn lựa, bé có thể giống bố, hoặc giống mẹ nhiều hơn, thậm chí có thể giống ông bà, cô chú, chủ yếu là bạn cần biết gien nào trội ở cơ thể bé. Thông thường có quy luật như sau:
Màu da: Sắc tố da của bé thường tuân theo nguyên tắc “bình quân”, chính là sắc tố trung gian giữa bố và mẹ, da bé không thể trắng hơn người có da trắng, cũng không bị đen hơn người có da đen.
Chiều cao: Chiều cao của bé chịu ảnh hưởng di truyền khá lớn, khoảng 70% chiều cao trẻ quyết định bởi cha, mẹ nhưng không có nghĩa là tiêu chuẩn này phát triển theo hướng cực đoan mà luôn dựa vào tiêu chuẩn trung gian. Có nghĩa là, bố mẹ đều cao, trẻ sau khi trưởng thành thông thường không cao hơn bố mẹ nhiều; nếu bố mẹ đều thấp, sau khi trẻ trưởng thành cũng không thấp hơn bố mẹ; Chúng luôn đạt được ở mức độ cao bình quân giữa bố và mẹ.
Béo phì: Nếu bố mẹ đều béo phì, tỉ lệ trẻ béo phì là 50%, nếu chỉ bố hoặc mẹ béo phì, tỉ lệ này sẽ là 40%.
Mắt hai mí: Nếu bố mẹ đều có mắt hai mí, tỉ lệ mắt hai mí ở trẻ sẽ luôn lớn hơn trẻ có bố hoặc mẹ có mắt hai mí. Nếu bố mẹ đều có mắt một mí, trẻ có khả năng có mắt một mí.
Lông mi: Nếu một trong hai bố mẹ có lông mi dài, khả năng trẻ có lông mi dài là rất lớn.
Những đặc trưng ngoại hình khác không tuân theo quy luật rõ rệt, có thể là thế này, cũng có thể là thế kia. Ngoài ra, có một hiện tượng thú vị là, trẻ thích ai, ở cùng với ai, thì ngoài hình sẽ dần giống với người đó nhiều hơn.
Di truyền về nhóm máu
Di truyền nhóm máu có quy luật hơn so với di truyền về ngoại hình, và cũng có thể dễ đoán hơn, cha mẹ nếu biết nhóm máu của mình, có thể đoán được nhóm máu của con cái, cụ thể như sau:
NHÓM MÁU CỦA CHA + MẸ |
NHÓM MÁU CỦA BÉ |
A + A |
A, O |
A + B |
A, B, O, AB |
A + O |
A, O |
A + AB |
A, B, AB |
B + B |
B, O |
B + O |
B, O |
B + AB |
B, A, AB |
O + O |
O |
O + AB |
A, B |
AB + AB |
AB, A, B |