Dạy trẻ nhận biết mặt chữ sớm cần tránh hai khuynh hướng (2)

Mặt khác, tôi luôn luôn phản đối quan điểm tách rời quá trình khai phát trí tuệ với việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và tính cách cho con trẻ. Có người luôn cho rằng, để có thể phát triển trí tuệ cho trẻ một cách đầy đủ không còn quá coi trọng việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và tính cách. Suy nghĩ này thật nhảm nhí! Những phẩm chất đạo đức, tính cách cũng như hành vì tốt đẹp của con trẻ cần phải được hình thành trong các hoạt động thực tiễn cùng các trò chơi phong phú và hữu ích. Nếu xa rời mục tiêu phát triển trí tuệ thì những hoạt động trong thực tiễn tự nó có thể bồi dưỡng nên phẩm chất đạo đức và tính cách cho trẻ được hay không?

Đối với trẻ, lao động chính là giáo dục đạo đức và giáo dục trí tuệ vì nó có thể khiến trẻ thông minh và hoạt bát hơn; dạy trẻ nhận biết cũng là giáo dục trí tuệ và giáo dục đạo đức vì thông qua việc nhận biết mặt chữ và đọc hiểu sẽ giúp trẻ bồi dưỡng nên tính cẩn thận, chuyên tâm, cần mẫn, thích đọc sách, văn minh, có chí tiến thủ, lòng tự tin, tính cách vui vẻ, lòng yêu thương, yêu ghét rõ ràng. Đây chẳng phải là những sự thật đã hiển hiện quá rõ rồi hay sao? Chúng ta là những người ủng hộ lý luận phát triển toàn diện và hài hòa, thống nhất giữa giáo dục về đức, trí, thể, mỹ và lao động.

Quan điểm sai lầm cho rằng việc dạy trẻ nhận biết chữ sớm là trọng tâm. Quan điểm này dựa trên việc suy xét phiến diện vô tình đã “tiểu học hóa” việc dạy trẻ nhận biết mặt chữ, thậm chí nó còn dẫn tôi việc ép buộc con trẻ phải học tập, kết quả là phản tác dụng hoàn toàn, Những bậc cha mẹ ấp ủ niềm hi vọng mong con thành tài một cách mù quáng thường dễ sa đà vào quan điểm sai lầm này.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!