Điểm khác nhau cơ bản giữa việc dạy trẻ nhận biết chữ với việc dạy chữ ở bậc tiểu học

Khác nhau về tính chất và mục tiêu

Việc dạy chữ ở bậc tiểu học là một phần bắt buộc của giáo dục và cũng là một bộ phận trong hệ thống giáo dục văn hóa có tính hệ thống. Do đó, nó có yêu cầu về chỉ tiêu và tiến độ nhận biết mặt chữ dựa trên kế hoạch giáo dục nghiêm ngặt. Nhiệm vụ, dạy và học của phần trước không hoàn thành sẽ ảnh hưởng tới hoạt động dạy và học ở phần sau, vì thế nó đòi hỏi phải áp dụng những yêu cầu chung và thống nhất đối với tất cả các học sinh, không có trường hợp ngoại lệ.

Chính vì vậy, nó có tính cưỡng chế nhất định và ít nhiều gây áp lực cho học sinh, bắt buộc phải có các hoạt động như giao bài tập viết về nhà cho học sinh, nghe viết và kiểm tra… Chúng vừa là những biện pháp để đốc thúc, để củng cố những chữ đã nhận biết được đồng thời cũng là những biểu hiện của nhiệm vụ và áp lực.

Thế nhưng, việc dạy trẻ nhận biết mặt chữ ngay từ giai đoạn đầu lại là một phần của giáo dục tố chất cơ bản cho các em, là một phần của các trò chơi trong cuộc sống. Nó không có chỉ tiêu và tiến độ, cũng không có yêu cầu chung thống nhất cho tất cả các trẻ ở cùng một lứa tuổi. Bởi lẽ, mục đích của nó là thông qua việc dạy trẻ nhận biết mặt chữ để bồi dưỡng nên niềm đam mê và thói quen đọc sách cho các em.

Tôi thường nói: “Em nhỏ ba tuổi này nhận biết được hẳn 2.000 mặt chữ rất đáng khen, em nhỏ ba tuổi khác nhận biết được hẳn 20 mặt chữ cũng rất đáng khích lệ, tôi không lấy số lượng mặt chữ để đánh giá trình độ, thành tích của các em đạt được cao hay thấp. Chính vì lẽ đó, việc dạy trẻ nhận mặt chữ không mang lại áp lực về nhiệm vụ cho trẻ. Nó cũng giống như khi các em học nhận biết sự vật, học nói, học đi, học nghe nhạc, chỉ cần hướng dẫn là có thể nâng cao tố chất của các em, khiến các em học và chơi rất vui vẻ.

Khác nhau về giáo trình và yêu cầu

Phải có một giáo trình thống nhất khi dạy học sinh tiểu học nhận biết mặt chữ đồng thời cần suy xét tới các phương diện nhu tiến độ nhận biết chữ, phát triển khả năng đọc hiểu, tính tư duy, tính tri thức… Đối với mỗi chữ được dạy trên lớp, yêu cầu học sinh phải nắm được “bốn biết”, đó là biết phát âm chuẩn, nhận rõ hình của chữ, hiểu được ý nghĩa, biết viết chữ.

Nhưng, việc dạy trẻ nhận biết mặt chữ lại không cần đến một giáo trình thống nhất. Bởi lẽ, trẻ học nhận biết mặt chữ trong những tình huống cụ thể của cuộc sống. Nếu trẻ tập trung chú ý vào sự vật nào thì người lớn sẽ dạy chúng chữ miêu tả đồ vật ấy. Nó nhấn mạnh tới việc phải tích lũy từng ngày, hình thành nên các ấn tượng một cách tự nhiên theo kiểu “nước chảy thành dòng”, về cơ bản không yêu cầu trẻ nhỏ phải thực hiện được “bốn biết”. Vì vậy, chỉ cần có phương pháp thích hợp thì trẻ sẽ không hề cảm thấy việc học chữ là một gánh nặng.

Khác nhau về địa điểm và phương pháp

Học chữ ở bậc tiểu học diễn ra ở các lớp chính quy, trước tiên là học phiên âm, sau đó dùng phiên âm làm đòn bẩy để học nhận biết mặt chữ, tiếp theo sẽ phải làm các dạng bài tập và củng cố các chữ đã học thông qua việc đọc hiểu. Phải có một trình tự dạy và học nghiêm ngặt, cố định. Đây được coi là những điều bắt buộc hoàn thành mục tiêu cũng như nhiệm vụ dạy và học ở cấp tiểu học.

Nhưng, trẻ học nhận biết mặt chữ không cần tới các lớp học, không sử dụng phiên âm để làm đòn bẩy đồng thời không câu nệ bất kỳ hình thức nào, cho dù có cùng học chữ trong một tập thể đi nữa cũng không cần tới một yêu cầu thống nhất.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!