Lý do bà giáo dục sớm cho Á Hâm

Lý do dạy bé chữ sớm

Giáo dục sớm cho bé

Ba năm trước, tôi đã được lên chức bà nội. Ngày 17 tháng Năm năm 1990 là ngày đem lại niềm hạnh phúc vô bờ cho gia đình tôi – cháu nội tôi cất tiếng khóc chào đời để đến với thế giới tràn đầy tình yêu thương này. Có lẽ kiếp trước bà cháu tôi đã có duyên phận với nhau, nên ngay khi gặp mặt, tôi đã vô cùng yêu quý cháu, hi vọng sau này cháu sẽ trở thành một “thần đồng”. Đây không phải là ý nghĩ hão huyền, vì ở Trung Quốc và nước ngoài đã từng có nhiều trường hợp như vậy. Thời cổ đại, Hoàng thái tử Tiêu Thống triều Nam Lương khi lên ba đã đọc Hiếu Kinh, Luận ngữ. Ở Mỹ, em bé Dennis đã xuất bản tác phẩm của mình khi mới sáu tuổi, 10 tuổi đã trở thành nhà văn co sách bán chạy. Họ làm được, cháu nội tôi cũng có thể làm được. Cháu nội ra đời đúng vào dịp khai mạc Á vận hội Bắc Kinh, do đó gia đình tôi đặt tên cháu là Á Hâm, với ý nghĩa là mong cho các vận động viên Trung Quốc sẽ giành được nhiều huy chương vàng.

Những khó khăn ban đầu

Khi tôi đang vui mừng và hạnh phúc trước sự ra đời của cháu nội, thì tin dữ đầu tiên ập đến. Sau khi đầy tháng bảy ngày, cháu nội yêu quý của tôi đã mắc bệnh xuất huyết màng não, hồng cầu chỉ còn 4,3g/l (Hb=4,3), có hiện tượng hôn mê. Tôi quyết tâm cho dù khuynh gia bại sản cũng phải chữ bệnh cho cháu. Tôi ôm đứa cháu nội tội nghiệp chạy đi khắp các bệnh viện nổi tiếng ở thành phố Đường Sơn (thuộc tỉnh Hà Bắc). Sau khi chụp cắt lớp cho cháu, bác sỹ đã nói, cậu bé này chắc không qua khỏi. Muốn chữa khỏi chỉ có cách phẫu thuật mở xương sọ đầu. Tôi hỏi, bao nhiêu phần trăm thành công. Bác sỹ trả lời, chỉ có 10%. Do đó, chúng tôi đã chuyển cháu đến hội chẩn tại một bệnh viện khác. Được đội ngũ y bác sỹ khoa nhi tận tâm cứu chữa, cuối cùng cháu nội tôi cũng đã qua cơn hiểm nghèo. Đúng lúc tôi cảm thấy yên tâm hơn, thì bác sỹ lại lo lắng khuyến cáo: “Cậu bé tuy đã qua cơn hiểm nghèo, nhưng có thể sẽ để lại di chứng, về trí tuệ, không thể học cao được.” Nhiều người bạn vì nghĩ cho tôi cũng khuyên nên bỏ cháu, e rằng lớn lên cháu sẽ trở thành một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trước sự khuyến cáo của bác sỹ, khuyên nhủ của bạn bè, tương lại cháu nội yêu quý của tôi giống như một hòn đá lớn đè nặng lên trái tim tôi. Nhưng tôi không tuyệt vọng, nhiều lần thỉnh cầu bác sỹ: “Thưa bác sỹ, có phương pháp điều trị nào để lại ít di chứng hơn không?” Bác sỹ gợi ý :”Bà thử áp dụng giáo dục sớm cho trẻ xem sao.”

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!