Một trong những tiêu chí quan trọng của một đứa trẻ ngoan là tính tình, vui vẻ, hoạt bát, tập trung, ý thức về bản thân
Nhưng những đứa trẻ hoạt bát có tâm lý phát triển lành mạnh thì không đơn giản chỉ biểu hiện là hiếu động, cũng không phải sự bộp chộp, càng không phải sự dày vò làm cho người lớn lo lắng. Sự hoạt bát lành mạnh được phát triển hài hòa với sự tập trung tinh thần, là biểu hiện của phát triển toàn diện về cơ thể và tâm hồn. Những đứa trẻ hoạt bát kiểu này, nếu nhìn từ bên ngoài sẽ biểu hiện sáu trạng thái sau:
- Biểu hiện tình cảm hoạt bát
Trẻ lớn lên theo độ tuổi, biểu hiện tình cảm qua nét mặt ngày càng phong phú, sinh động. Trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ, trước mọi người xung quanh, trước sự đa dạng của sự vật, trẻ lúc thân mật, quyến luyến, lúc hiếu kỳ, đắc ý, lúc vui vẻ, hài lòng, cũng có lúc nghi ngờ và lo lắng. Sự biểu hiện tình cảm qua nét mặt có tốt, lễ phép, nghiêm túc, bi thương, hài hước, lanh lợi… Ngay cả cười cũng có nhiều kiểu khác nhau, có lúc vừa khóc đã cười. Những đứa trẻ như vậy có cảm nhận nội tâm phong phú, hoạt bát và tập trung. - Mồm miệng hoạt bát
Trẻ thích nói, thích hát, thích đối thoại, thích kể những gì mình thấy. Trẻ cũng thích đọc bài hát, học thuộc thơ cổ, đoán câu đố, thi đọc nhanh. Khẩu ngữ hoạt bát cho thấy sự vui vẻ và nhanh nhạy, cũng là kết quả của tập trung chú ý. - Hai tay hoạt bát
Trẻ thích lao động, biết làm việc. Từ mặc quần áo, làm việc nhà đến xếp hình, vẽ hoặc làm đồ chơi bé đều nghiêm túc tỉ mỉ, làm đâu ra đấy, đến khi hài lòng mới thôi. Đôi tay năng động là biểu hiện của tâm hồn và bề ngoài hoạt bát cũng là kết quả của tập trung. - Cơ thể hoạt bát
Trẻ thích các hoạt động thể dục, thích âm nhạc ca múa, thích nhảy nhót, thích ra ngoài chơi, thích chơi cùng các bạn nhỏ và cả các bạn lớn hơn mình. Sự hoạt bát này là nhu cầu phát triển cơ thể và tinh thần lành mạnh, kết hợp với phát triển sở thích một cách chính đáng, hoàn toàn khác với nghịch lung tung và quấy rối. - Cảm nhận hoạt bát
Trẻ có mắt tinh anh, tai thính, xúc giác nhạy bén, mũi nhạy cảm, trí nhớ tốt. Những người và vật đã gặp, những chuyện đã nghe, những con đường đã qua bé đều có ấn tượng sâu sắc, nhớ lại nhanh, nhận biết được nhiều màu sắc, hình thể, cảm giác về thời gian và không gian tốt… - Tư tưởng hoạt bát
Đây là sự hoạt bát nội tại có biểu hiện rất tĩnh, kết hợp chặt chẽ với sự tập trung. Ví dụ, trẻ thích nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận; có thể ngồi yên xếp hình, vẽ, chơi cờ, đọc sách, viết chữ; có thể chăm chú lắng nghe người lớn nói chuyện, kể chuyện, làm theo lời dặn của người lớn. Khi đó nhìn bên ngoài trẻ ngồi ngay ngắn, yên tĩnh, nhưng tâm tưởng đang có những suy nghĩ mạnh mẽ. Trước những tình tiết câu chuyện và sự thành công thất bại của việc mình làm, trẻ có thể lúc khóc lúc cười, hoặc tự nói, tự cười một mình.
Sự hoạt bát toàn diện kể trên mới là phẩm chất tâm lý của một “trẻ sáng dạ”
Là sự đảm bảo quan trọng cho thành công của việc học, cũng là cơ sở tâm lý cho việc học chữ, học đọc sớm. Kiểu hoạt bát này hoàn toàn khác với những đứa trẻ được nuông chiều sinh hư, đứng không thẳng, ngồi không ngay ngắn, nũng nịu, nói năng không rõ ràng, quấy rối vô cớ.
Chúng ta cần hiểu vui vẻ hoạt bát và yên tĩnh tập trung là biểu hiện biện chứng cảm xúc của trẻ. Sự tập trung học tập trong thời gian ngắn của trẻ không phải là “ngồi ngây”, là “khổ như nhiều người vẫn nghĩ”. Đó là điều mà giáo dục sớm kiên quyết phản đối. Có người nói “Tôi không muốn hi sinh thời thơ ấu vui vẻ của trẻ để đổi lấy việc biết sớm của chúng”. Đó cũng là cách nghĩ sai lầm, lẽ nào trẻ biết sớm là đau khổ? Ngược lại, cuộc sống tinh thần phong phú (bao gồm học chữ qua trò chơi, đọc những sách thú vị), sự tập trung cần thiết (giúp tinh thần trẻ sảng khoái), thường vui vẻ hơn gấp trăm lần so với việc trẻ không biết làm gì, hoặc ngồi nghịch lung tung. Trong vòng sáu bảy năm đầu đời, nếu trẻ hình thành thói xấu như: không quan tâm đến xung quanh, uể oải, tính khí thất thường, kiến thức cuộc sống mơ hồ, khi chơi cũng không tìm thấy niềm vui, thì làm sao gọi là thời thơ ấu vàng, tuổi thơ hạnh phúc nữa.
Cuộc sống tinh thần của con người phải có những sự tập trung tương ứng, ngay cả các trò chơi vui vẻ cũng không ngoại lệ. Nhà giáo dục Usinxki (Liên Xô cũ) đã nói: “Chú ý là cánh cửa duy nhất của tâm hồn, ý thức chúng ta, phải qua nó mới vào được” Chúng ta nhất định phải mở rộng cánh cửa tâm hồn “chú ý” đó của trẻ, làm cho trẻ vui vẻ, hoạt bát, tập trung, phát triển trí lực, bồi dưỡng tính cách, bao gồm cả việc biết đọc biết chữ sớm.