Mới tý tuổi đầu mà bị nhồi nhét nhiều, liệu trẻ có tiếp thu được không?

Dạy trẻ sớm có tiếp thu được không?

Có người hỏi tôi, mới tý tuổi đầu mà bị nhồi nhét nhiều như vậy, trẻ liệu có tiếp thu được không?

Tôi đã hỏi ngược lại: Chẳng phải cả ngày bạn cũng đang “nhồi nhét” trẻ đó sao? Gặp người trẻ, bạn sẽ nói đây là chú, đây là cô; gặp người già bạn sẽ nói đây là ông, đây là bà; bạn còn chỉ vào bàn ghế, cây cối… lúc nào cũng “nhồi nhét” như vậy chẳng nhẽ bạn không sợ trẻ sẽ “rối loạn tiêu hóa” hay sao? Trong con mắt của con trẻ, “chữ” và “đèn” không có khác biệt gì nhiều, chẳng qua cũng chỉ là một “vật thể” tồn tại trên thế giới này mà thôi. Nếu dạy được trẻ nhận biết đâu là đèn, đương nhiên cũng có thể dạy chữ. Khi đã nhận biết được thì sẽ không còn vấn đề nào cản trở việc tiếp thu được hay không. Trong quá trình dạy cháu, tôi đã có những cảm nhận sâu sắc về điều này.

Hàng ngày mỗi khi về đến nhà, cháu ngoại tôi vội vàng giơ đôi tay nhỏ xíu rút lá bài chữ từ trong túi áo ông. Khi nhà có khách, tôi phải tiếp, những lúc đó, cháu cứ quanh quẩn bên tôi, thỉnh thoảng lại kéo áo tôi, khách không biết nguyên do làm sao, nhưng tôi thì biết cháu muốn chơi trò lá bài chữ. Đến giờ ăn, phải giục nhiều lần, cháu mới chịu rời những lá bài chữ yêu quý của mình. Bạn có thấy, trong hoàn cảnh này, những lo lắng của mình là thừa không?

Khi đứa trẻ là thần đồng

Cuối cùng, tôi muốn nói một chút về “thần đồng”. Đây là hai chữ được nói đến nhiều nhất, nhắc đến nhiều nhất về cháu ngoại tôi, và cũng là “kẻ thù” lớn đối với một số bậc cha mẹ. Bởi lẽ, họ cho rằng con mình không phải là “thần đồng”, vì không phải là “thần đồng” nên dạy cũng vô ích mà thôi.

Thực lòng, tôi không quan tâm đến khái niệm “thần đồng”. Lỗ Tấn nói rất đúng: “Thực ra, cho dù là thiên tài, tiếng khóc đầu tiên khi chào đời cũng giống như những đứa trẻ khác.” Đương nhiên, chúng ta không thể phủ nhận tố chất bẩm sinh của con ngươi flaf khác nhau, nhưng sự khác biệt này đơn thuần, chứ không phải là “thần” gì cả, “thần” không tồn tại. Điều cốt yếu vẫn là việc giáo dục cho trẻ, chỉ cần bạn muốn, chỉ cần phương pháp của bạn phù hợp, tôi tin rằng, trừ những đứa trẻ có khiếm khuyết về trí tuệ, thì đứa trẻ nào cũng có thể trở thành “thần đồng”.

Cháu ngoại Diêu Nghiêu của tôi gần bốn tuổi rưỡi, đã lâu tôi không còn dạy cháu học chữ. Khi tròn bốn tuổi, cháu bắt đầu học toán, về cơ bản đã nắm vững phép cộng trừ của hai con số và phép tính nhân có một chữ số. Hàng ngày, ngoài thời gian vui chơi, tôi còn giao cho cháu một số bài tập như luyện viết chữ theo mẫu, viết phiên âm v.v…

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!